Rau VietGAP Khó Vào Chợ Lẻ

Đã lên kế hoạch đưa rau VietGAP vào bán tại các chợ lẻ hơn một năm qua nhưng vẫn chưa đưa được do giá thuê mặt bằng tại các chợ quá cao.
Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, chủ nhiệm HTX Thỏ Việt (Củ Chi, TP.HCM), cho biết dù đã lên kế hoạch đưa rau VietGAP vào bán tại các chợ lẻ hơn một năm qua nhưng hiện HTX vẫn chưa đưa được rau vào chợ do giá thuê mặt bằng tại các chợ quá cao, tiểu thương lại không mặn mà kinh doanh rau VietGAP.
“Tại các chợ trung tâm, nơi nhu cầu rau sạch rất lớn thì tiền mặt bằng đủ để kinh doanh lên đến vài chục triệu đồng. Trong khi đó, bán rau VietGAP ít lời, lại chịu các ràng buộc về giá, thương hiệu, chất lượng với đơn vị cung cấp nên tiểu thương vẫn trung thành với rau trôi nổi ngoài thị trường thay vì kinh doanh rau VietGAP” - bà Ngọc than.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 7 tháng thả nuôi, đến nay mô hình nuôi cá nước ngọt của hộ ông Bùi Tá Lợi ở xã Nghĩa Kỳ và hộ ông Nguyễn Điều ở xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) đã đem lại kết quả. Đây là mô hình được kỳ vọng sẽ giải quyết cho nhiều diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả trong sản xuất của địa phương.

Được sự hỗ trợ của Sở KH-CN Bắc Ninh, Cty TNHH MTV SX & tiêu thụ VAC Nam Hà đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT SX giống và nuôi thương phẩm ba ba gai”.

Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Hiệp hội Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo nuôi trồng thủy sản MêKông và biến đổi khí hậu.

Từ việc kinh doanh cây cảnh, anh Bùi Thanh Khiết (thôn Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã xây nhà khang trang, mua ô tô...

Đó là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trước thực trạng, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đang có xu hướng mở rộng, phát triển nghề nuôi ba ba.