Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rầu Vì Sâu Cuốn Lá

Rầu Vì Sâu Cuốn Lá
Ngày đăng: 28/07/2013

Lâu ngày không gặp, cuối tuần rồi, trên đường về quê, Tư tôi tranh thủ ghé thăm anh Chín Hương An ở huyện Quế Sơn. Chạm ngõ, thấy cửa đóng then cài, hỏi người hàng xóm thì được biết vợ chồng anh đang ở ngoài đồng, tôi tìm ra ruộng.

- Chi mà cả vợ lẫn chồng đều mang bình thuốc xịt trên ruộng lúa non rứa ông anh?

- Vừa diệt xong ốc bươu vàng thì khoảng 10 ngày trở lại đây sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên diện rộng. Bây giờ, nhiều vạt lúa đã cháy trắng xóa, nếu không khẩn trương phun trừ thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mất mùa...

Đầu vụ hè thu này, vợ chồng anh Chín Hương An triển khai gieo sạ 6 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Cách đây chừng nửa tháng, thấy ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều, sợ mùa màng thất bát nên mọi người phải túc trực thường xuyên ở ngoài đồng để bắt và tiêu hủy. Chưa kịp mừng vì ốc bươu vàng không còn gây hại thì hơn một tuần nay, anh Chín lại lao đao trước sự hoành hành ngày càng dữ dội của sâu cuốn lá.

Anh Chín lắc đầu: “Cuối tháng 6, thấy sâu cuốn lá gây hại rải rác, tui lập tức mua thuốc về xịt nhưng tình hình không giảm mà còn lan rộng. Chừ cây mạ đang đẻ nhánh rộ, nếu không tiêu diệt loại sâu nguy hiểm này thì sản lượng lúa tụt giảm mạnh là điều khó tránh khỏi, thậm chí mất trắng”.

Trao đổi với Tư tôi, ông Nguyễn Văn Chín - Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, 3 tuần trở lại đây, sâu cuốn lá bùng phát rất mạnh trên khắp các cánh đồng lúa của huyện. Tính đến thời điểm này tại 14 xã, thị trấn đã có ít nhất 150ha lúa non bị gây hại. Theo ông Chín, sâu cuốn lá thường nở rộ và gây hại trên phạm vi rộng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ.

Để phòng trừ tốt, nông dân cần tích cực giám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình. Thời kỳ lúa đẻ nhánh, chỉ nên phun thuốc khi mật độ sâu xuất hiện chừng 20 con/m2, bởi trong giai đoạn này nếu sâu gây hại với mật độ thấp thì thiệt hại không đáng kể vì cây lúa có khả năng tự bù đắp.

Còn ở thời kỳ lúa làm đòng và trổ, nếu sâu xuất hiện với mật độ 6 - 9 con/m2 thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ. ông Chínkhuyến cáo: “Quan sát đồng ruộng, nếu thấy bướm rộ nhiều thì bà con tiến hành phun thuốc sau đó khoảng 5 - 7 ngày để diệt sâu mới nở, cách này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.

12/02/2015
Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

12/02/2015
Ðắk Song Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Ðắk Song Phát Triển Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Huyện Đắk Song hiện có gần 5.700 ha hồ tiêu, sản lượng vụ 2014 - 2015 ước đạt 7.430 tấn. Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của địa phương và nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế khá, giàu nhờ cây trồng này. Chính vì thế, việc phát triển cây hồ tiêu bền vững để đưa kinh tế của địa phương phát triển là điều mà chính quyền huyện Đắk Song đã và đang triển khai mạnh mẽ.

12/02/2015
“Tiếp Sức” Cho Ngành Nghề Nông Thôn “Tiếp Sức” Cho Ngành Nghề Nông Thôn

Ngành nghề nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhất là với tỉnh ta trên 83% dân số sống bằng nghề nông. Càng ý nghĩa hơn khi cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa ngành nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

12/02/2015
Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa! Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa!

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

12/02/2015