Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau An Toàn Ra Chợ

Rau An Toàn Ra Chợ
Ngày đăng: 10/05/2014

Thời gian qua, có không ít dự án rau an toàn (RAT) được người nông dân theo đuổi, thế nhưng không bao lâu thì nhiều mô hình RAT phải “phá sản”.

Với quyết tâm đưa RAT đến với người tiêu dùng và cũng xác định vai trò phát triển kinh tế của RAT đối với đời sống và thu nhập của người dân vùng màu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện... cho ra mắt mô hình bán RAT tại các chợ. Sau gần 3 tháng triển khai mô hình, bước đầu mang lại hiệu quả.

Phòng NN&PTNT huyện Lấp Vò chọn 3 hộ nông dân tại xã Mỹ An Hưng B thực hiện 2 mô hình trồng RAT với diện tích gần 7.000m2 làm thí điểm. Các hộ dân trồng rau theo hướng an toàn sinh học, có ghi sổ nhật ký bón phân, phun thuốc trừ sâu theo quy trình kỹ thuật do cán bộ chuyên môn hướng dẫn. Ngoài ra, Phòng cũng hỗ trợ mỗi mô hình gần 22 triệu đồng để làm nhà lưới và hệ thống tưới phun, dây cột rau...

Ông Tô Phước Lập - Tổ trưởng Tổ Hợp tác RAT xã Mỹ An Hưng B cho biết: “Bước đầu trồng cũng “hơi ngán” vì nông dân còn quen với cách canh tác cũ, việc ghi chép nhật ký, tuân thủ quy trình kỹ thuật chưa quen nên tương đối khó khăn, nhưng nhờ cán bộ nông nghiệp theo sát hướng dẫn, đến nay, sau hơn 3 tháng trồng đã dần dần quen được cách làm mới”.

Hiện tại, Tổ Hợp tác đang trồng trên 6 loại rau dưa các loại. Trong đó, nhiều nhất là rau muống và mồng tơi với diện tích trên 3.000m2, còn lại là dưa leo, đậu bắp, rau dền...

Để đảm bảo cung cấp cho thị trường, các diện tích cũng như từng loại rau sẽ được xuống giống rải ra, không tập trung nhằm tạo sự liên tục, tránh ùn ứ. Bên cạnh đó, để kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau khi thu hoạch, RAT còn được kiểm tra dư lượng nông dược tại chỗ trước khi sơ chế và đem ra các chợ tiêu thụ.

Tại các chợ, Hội LHPN huyện sẽ làm công tác tuyên truyền, vận động chị em tiểu thương tham gia kinh doanh RAT bên cạnh rau thông thường. Mỗi hộ kinh doanh được hỗ trợ 1 tủ kính đựng RAT.

Chị Nguyễn Kim Nghĩa, chủ một cửa hàng tạp hóa chợ Mỹ An Hưng B cho biết: “RAT có giá cao hơn rau thường từ vài ngàn đồng, ban đầu bán cũng ít nhưng nhờ giới thiệu nên dần dần có nhiều khách hàng ghé qua quầy RAT.

Trung bình mỗi ngày tôi bán được vài chục kí RAT, tuy so với rau thường không là bao nhưng tôi cũng tích cực giới thiệu đến người tiêu dùng”.

Được biết, RAT hiện tại được bày bán tại 6 chợ trên địa bàn huyện Lấp Vò thuộc các xã: Tân Mỹ, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh, Bình Thành và thị trấn Lấp Vò với sản lượng tiêu thụ mỗi ngày gần 1 tấn rau.

Ông Trần Văn To - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lấp Vò nhận định, mô hình đưa RAT ra chợ mang lại hiệu quả bước đầu, giúp thay đổi nhận thức của người dân trong canh tác rau tại vùng màu, cung cấp RAT đến người tiêu dùng. Trong thời gian tới, Phòng NN&PTNT cùng các phòng liên quan sẽ họp rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các chợ khác trên địa bàn, cũng như mở rộng diện tích canh tác RAT.

Còn theo ông Tô Phước Lập - Tổ trưởng Tổ Hợp tác RAT xã Mỹ An Hưng B bán RAT ra chợ là điều rất phấn khởi với ông và nhiều hộ sản xuất. Thế nhưng, ông cũng lo lắng khi xây dựng được hình ảnh RAT trong mắt người tiêu dùng thì sẽ dễ bị “nhái” từ các loại rau thông thường khác, dẫn tới mất uy tín.

Bởi, mẫu mã RAT hiện nay tương đối bắt mắt nhưng vẫn còn thô sơ và dễ dàng “nhái”, do đó ông kiến nghị huyện sớm có chính sách “bảo hộ” cho sản phẩm RAT để đây thật sự là một bước chuyển quan trọng, nhằm nâng cao giá trị của rau màu trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên Giám Sát Cúm Gia Cầm Đến Từng Hộ Gia Đình Ở Hưng Yên

Từ năm 2007, trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh mới trên gia cầm và các đàn vật nuôi khác, tỉnh Hưng Yên đã chuyển từ mô hình giám sát dịch bệnh bị động (khi nào có dịch, các hộ gia đình báo cơ quan chức năng hoặc đề nghị chữa trị thì mới phát hiện bệnh) sang mô hình giám sát dịch chủ động dựa vào cộng đồng với sự hỗ trợ của Dự án AI Mê Kông ở 3 huyện điểm là: Phù Cừ, Yên Mỹ và Kim Động.

24/05/2012
Một Nương Sơn - Một Cót Thóc Một Nương Sơn - Một Cót Thóc

Năm 1985, từ đống hoang tàn của một HTX, cái tên xã Thọ Văn xuất hiện trong danh sách địa chính huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Ra đời muộn nhất huyện, nghèo nhất huyện nhưng với cây sơn, “đứa con út” nay đã vươn vai thành người khổng lồ.

04/09/2011
Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh Iêu Hủy Hơn 21.000 Con Heo Vì Dịch Bệnh

Chiều 12-6, tại cuộc tổng kết 6 tháng của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết hiện dịch tai xanh đã lan ra thêm 2 tỉnh mới, Lạng Sơn và Bạc Liêu.

15/06/2012
Cấm Nuôi Chim Yến Trong Thành Phố Biên Hòa Cấm Nuôi Chim Yến Trong Thành Phố Biên Hòa

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.

16/06/2012
Thương Lái “Thao Túng” Đồng Tôm Thương Lái “Thao Túng” Đồng Tôm

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm. Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm

11/09/2011