RAT Việt Nam Mắc Ở Khâu Quản Lý Và Người Tiêu Dùng

Đây là đánh giá của các chuyên gia trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT ở Việt Nam tại diễn đàn nhóm hỗ trợ quốc tế (ISG) về an toàn thực phẩm diễn ra chiều ngày 25/11, do Bộ NN&PTNT tổ chức.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh, mặc dù một số địa phương đã xây dựng được thương hiệu, chứng chỉ cho sản phẩm rau an toàn (RAT) nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng chưa cao. Điều đó cho thấy trong chuỗi sản xuất, cung ứng và việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước ta còn nhiều bất cập.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay trong việc sản xuất, tiêu thụ RAT của Việt Nam còn mắc ở khâu quản lý và mức độ yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, diễn đàn lần này là cơ hội để nhìn nhận toàn diện thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, tạo ra sự phối hợp liên kết và xây dựng khung pháp lý kiểm soát tốt chuỗi sản xuất RAT, đặc biệt là học tập kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Ireland...
Thời gian qua, Việt Nam đã phát triển được một số chuỗi quản lý RAT từ một số dự án của Đan Mạch, Canada, Nhật Bản nhưng khi kết thúc dự án thì rất khó duy trì do thiếu kinh phí. Bởi vậy, Bộ NN&PTNT bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của quốc tế trong vấn đề xây dựng các chuỗi nông sản an toàn bền vững, trong đó có RAT.
Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), diện tích sản xuất rau trên toàn quốc là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh. Sản lượng rau đạt 14 triệu tấn, trong đó, tiêu dùng trong nước chiếm 85%, còn lại xuất khẩu. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú nhưng quy mô sản xuất hiện còn nhỏ lẻ, manh mún.
Đối với RAT, diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Có thể bạn quan tâm

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.

Là một xã thuần nông với trên 90% diện tích đất nông nghiệp nên việc được thụ hưởng từ chính sách “tam nông” trong những năm qua ở xã Tân Thành, TX.Ngã Bảy đều nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của người dân. Từ đó, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.

Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.

Thời gian đó, tôi tranh thủ đi làm thuê việc khác. Nói đến chuyện làm mô hình cây này, cây nọ nhiều người ở đây sợ lắm rồi, xin kiếu. Hết khoai tây đến bí đỏ, cuối cùng cũng chỉ đem làm thức ăn cho gia súc.

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.