Ráo Riết Ngăn Mặn, Bảo Vệ Sản Xuất

Năm nay, tình trạng mặn xâm nhập ở Trà Vinh muộn hơn các năm trước, độ mặn cũng thấp hơn.
Theo Xí nghiệp Thủy nông huyện Trà Cú, nước mặn chỉ mới xuất hiện từ đầu tháng 1.2014, muộn hơn năm trước khoảng 1 tháng. Theo đó, các cán bộ trực đã đóng toàn bộ cống đầu mối như Vàm Buôn, Mù U, Bắc Trang, Hàm Giang, Đại An, La Bang và Trà Cú.
Ông Lê Chí Thảo - Phó phòng NNPTNT huyện Tiểu Cần cho hay: “Bên ngoài một số cống trên địa bàn huyện đã xuất hiện mặn từ 0,5-1‰ nên huyện đã chỉ đạo đóng hết cống”.
Theo ông Đỗ Trưng - quyền Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Trà Vinh, ngay từ đầu tháng 1, các cống đầu mối ven sông Tiền và sông Hậu đã được chuyển sang vận hành theo hướng tích nước ngọt, hạn chế tiêu xổ (chủ động lấy nước vào và hạn chế xả ra) để đảm bảo có nguồn nước ngọt đệm trong nội đồng.
Công ty cũng đã đề nghị các xí nghiệp, trạm thủy nông các huyện, thành phố… nghiêm túc thực hiện công tác ngăn mặn.
Có thể bạn quan tâm
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.

Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.