Ra Mắt Tổ Hợp Tác Sản Xuất Mãng Cầu Xã Thạnh Tân (Tây Ninh)

Hội Nông dân xã Thạnh Tân (thành phố Tây Ninh) vừa tổ chức lễ ra mắt Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (theo hướng VietGap).
Thạnh Tân là xã nông nghiệp, có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 2.000 ha, trong đó đất trồng mãng cầu là 679 ha. Nhiều hộ nông dân ở khu vực này từ trước đến nay không liên kết sản xuất với nhau mà chỉ vay vốn riêng lẻ. Tuy được các ngành hướng dẫn về khoa học kỹ thuật nhưng hiệu quả sản xuất không đồng đều, chưa mang tính liên kết.
Xuất phát từ thực tế trên và qua sự vận động của chính quyền địa phương, các hộ nông dân đã tự nguyện liên kết, thành lập tổ hợp tác sản xuất mãng cầu.
Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.
Tổ do ông Trần Văn Mỹ làm tổ trưởng. Các hội viên cùng giúp đỡ lẫn nhau về vốn, giống cây trồng, lao động, kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, đồng thời đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.
Đến dự và phát biểu tại buổi ra mắt, ông Nguyễn Văn Việt- Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân Thành phố đề nghị Tổ hợp tác xây dựng kế hoạch cụ thể hỗ trợ các thành viên về vốn, về khoa học kỹ thuật; chú trọng sản xuất mãng cầu theo hướng VietGap để đảm bảo an toàn thực phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển nâng cao đời sống nông dân ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.

Bên cạnh, rải rác khắp các xã, bà con còn thả nuôi trong vèo được 1.795 vèo (tương đương 8.975m3 nước) và nuôi trong ao, mương vườn gia đình được 52ha. Ngoài ra, nông dân 2 xã: Mỹ Thuận và Nguyễn Văn Thảnh cũng đã được ngành nông nghiệp hỗ trợ nuôi 2ha theo mô hình lúa - cá, đạt hiệu quả khá.

Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa (xã Phú Lễ - Ba Tri - Bến Tre) là 1 trong 53 mô hình về liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả của nông dân huyện Ba Tri. Sau 3 năm hoạt động, nhiều tổ viên đã có nguồn thu nhập khá hơn.

Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia về nông nghiệp, năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành Chăn nuôi Việt Nam.

Năm nay 24 tuổi nhưng Quyết đã bắt đầu nuôi bò cách đây khoảng 4 năm. Khởi nghiệp bằng số tiền 7 triệu đồng nhờ bán 2 chỉ vàng là của “hồi môn” ngày cưới của hai vợ chồng, Quyết đã mua 2 con bê về nuôi.