Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết

Tham dự Đại hội có ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng và đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đại diện các ban ngành liên quan của huyện Kế Sách, các doanh nghiệp là đối tác của HTX và lãnh đạo UBND xã Ba Trinh cùng 60 nhà vườn là thành viên của HTX.
Ra mắt HTX Đại Đoàn Kết
Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả cho nhà vườn trồng cây ăn trái nói chung, cây cam sành nói riêng.
Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 tổ hợp tác (THT): Thắng Lợi (ấp 5A), Đoàn Kết (ấp 5B) và Thành Lợi (ấp 7) với 60 thành viên, canh tác 88,77 ha vườn cây ăn trái.
Hoạt động chính của HTX là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cam an toàn sâu bệnh; đạt năng suất, chất lượng cao; có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng nhãn hiệu cam sành Ba Trinh.
Theo điều lệ và phương án, Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết sẽ thực hiện cách dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật.
Theo đó, HTX sản xuất và cung ứng cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp; tiêu thụ sản phẩm trái cây cho xã viên; hướng dẫn thành viên trong HTX trồng và chăm sóc cây ăn trái…
Theo phương án sản xuất kinh doanh năm 2016, dự kiến tổng doanh thu các dịch vụ của HTX khoảng 1,2 tỷ đồng.
Phát biểu ý kiến tại Đại hội, ông Trần Văn Quang đề nghị HTX cần cân nhắc tăng vốn góp điều lệ lên 5 triệu đồng/thành viên để tăng vốn điều lệ của HTX;
Đủ sức làm dịch vụ cho 100% xã viên; HTX tăng cường kết nối với các cơ quan chuyển giao kỹ thuật; mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp và các HTX khác trong tỉnh thông qua Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thực hiện từ tháng 10 - 2012 đến tháng 4 - 2014, với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, trên diện tích 20 ha ở các xã: Định Thủy, Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam); Lương Phú, Thuận Điền (huyện Giồng Trôm).

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.