Ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết

Tham dự Đại hội có ông Trần Văn Quang - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng và đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, đại diện các ban ngành liên quan của huyện Kế Sách, các doanh nghiệp là đối tác của HTX và lãnh đạo UBND xã Ba Trinh cùng 60 nhà vườn là thành viên của HTX.
Ra mắt HTX Đại Đoàn Kết
Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết được thành lập nhằm nâng cao hiệu quả cho nhà vườn trồng cây ăn trái nói chung, cây cam sành nói riêng.
Hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hợp nhất 3 tổ hợp tác (THT): Thắng Lợi (ấp 5A), Đoàn Kết (ấp 5B) và Thành Lợi (ấp 7) với 60 thành viên, canh tác 88,77 ha vườn cây ăn trái.
Hoạt động chính của HTX là hỗ trợ các thành viên xây dựng vùng trồng cam an toàn sâu bệnh; đạt năng suất, chất lượng cao; có sản lượng đủ lớn và ổn định, là cơ sở để xây dựng nhãn hiệu cam sành Ba Trinh.
Theo điều lệ và phương án, Hợp tác xã trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết sẽ thực hiện cách dịch vụ đầu vào, dịch vụ đầu ra và dịch vụ kỹ thuật.
Theo đó, HTX sản xuất và cung ứng cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp; tiêu thụ sản phẩm trái cây cho xã viên; hướng dẫn thành viên trong HTX trồng và chăm sóc cây ăn trái…
Theo phương án sản xuất kinh doanh năm 2016, dự kiến tổng doanh thu các dịch vụ của HTX khoảng 1,2 tỷ đồng.
Phát biểu ý kiến tại Đại hội, ông Trần Văn Quang đề nghị HTX cần cân nhắc tăng vốn góp điều lệ lên 5 triệu đồng/thành viên để tăng vốn điều lệ của HTX;
Đủ sức làm dịch vụ cho 100% xã viên; HTX tăng cường kết nối với các cơ quan chuyển giao kỹ thuật; mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp và các HTX khác trong tỉnh thông qua Liên minh HTX tỉnh Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch được gần 12.500ha lúa Thu đông, năng suất trung bình đạt 4,5 tấn/ha.

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.