Ra Mắt Hợp Tác Xã Sơ Ri

Vừa qua, tại trụ sở ấp Ông Gồng, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông đã diễn ra Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) sơ ri Gò Công Đông. Đây là HTX sơ ri thứ hai trên địa bàn huyện (sau HTX sơ ri Bình Ân).
HTX sơ ri Gò Công Đông có 07 thành viên tự nguyện tham gia với vốn điều lệ là 175 triệu đồng; hiện HTX có 04 chi nhánh đặt tại các ấp: Kinh Trên, Kinh Dưới, Gò Me, xã Bình Ân và ấp Ông Gồng, xã Tân Đông. Tại buổi ra mắt, HTX đã thông qua Điều lệ HTX sơ ri Gò Công Đông, phương án kinh doanh năm 2014.
Theo đó, diện tích nhà vườn trồng sơ ri được quản lý khoảng 38 ha (trên 300 gốc), tổng sản lượng sơ ri khoảng 2.600 tấn, số lượng sơ ri được thu mua khoảng 2000 tấn, với giá từ từ 4.800 - 5.300 đồng/kg.
Được biết, sau khi nhà máy chế biến sơ ri hoàn thành sẽ có công suất chế biến 2.000 tấn trong năm và tăng dần trong những năm tiếp theo, đảm bảo thu mua sơ ri trên địa bàn, tuy nhiên điều đáng lưu ý là chất lượng trái sơ ri phải đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Việc thành lập HTX sơ ri Gò Công Đông nhằm giúp HTX có tư cách pháp nhân phối hợp với các đối tác ký kết hợp đồng tiêu thụ sơ ri, quản lý nhà vườn về qui trình kỹ thuật sản xuất sơ ri an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm. Đồng thời, làm dịch vụ thu mua, đóng gói, vận chuyển sơ ri của nhà vườn do các tổ hợp tác quản lý ký kết hợp đồng cung ứng cho HTX làm dịch vụ tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngư dân hành nghề vây rút chì, hàng chục năm nay đây là chuyến biển đầu tiên trong mùa biển mới ngư dân trúng đậm cá Nục nên ngư dân rất phấn khởi và hy vọng tiếp tục được mùa vào những chuyến biển tiếp theo.

Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...

Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.

Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.

Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn