Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Chiều 17/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Ban Chỉ đạo Phát triển chè bền vững đã ra mắt với nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, đổi mới cho ngành chè Việt Nam.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, mặc dù giá trị XK không lớn, song cây chè là nguồn thu nhập ổn định cho rất lớn bà con nông dân, đặc biệt đồng bào khu vực miền núi.
Trong những qua, ngành chè có rất nhiều tiến bộ trong công đoạn giống, nhưng các khâu còn lại như quy hoạch, chế biến, thị trường, ATVSTP… còn khá nhiều bất cập nên đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và các DN.
BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Các ủy viên là lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến NLTS&NM, BVTV, Kinh tế hợp tác, Trung tâm KNQG, Viện Khoa học Nông nghiệp VN; Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Giám đốc IDH Việt Nam, Unilever Việt Nam, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An và Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phat-trien-che-ben-vung-post134745.html
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ), Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ chỉ rõ: Đến năm 2020, tất cả tỉnh, thành phố phải xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, ưu tiên địa bàn nông thôn, miền núi.

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, thuận lơi trong giao thương, xuất khẩu hàng hóa nhưng tỉnh Quảng Trị vẫn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, phát huy thế mạnh hàng nông, lâm sản nói riêng

Sau thỏa thuận ngày 17/9 để xoài Việt Nam được xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT, cho đến nay đã có 3 lô xoài Cát Chu được XK với sản lượng là 2 tấn.

Trong 2 tháng qua, thị trường phân bón được ghi nhận khá trầm lắng, giá cả giảm do nhu cầu sử dụng trong nước ở mức thấp và giá phân bón quốc tế giảm. Bước vào tháng 11, chuẩn bị cho vụ đông xuân, thị trường phân bón sẽ có nguồn cung dồi dào, giá không tăng đột biến.

Vừa qua, dư luận bàn tán sâu chuyện gạo Việt Nam đang thua gạo Campuchia, trong khi vấn đề xây dựng thương hiệu cho gạo Việt đến tháng 10-2015, Bộ NN&PTNT mới xác định vài giống lúa.