Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Chiều 17/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Ban Chỉ đạo Phát triển chè bền vững đã ra mắt với nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, đổi mới cho ngành chè Việt Nam.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, mặc dù giá trị XK không lớn, song cây chè là nguồn thu nhập ổn định cho rất lớn bà con nông dân, đặc biệt đồng bào khu vực miền núi.
Trong những qua, ngành chè có rất nhiều tiến bộ trong công đoạn giống, nhưng các khâu còn lại như quy hoạch, chế biến, thị trường, ATVSTP… còn khá nhiều bất cập nên đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và các DN.
BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Các ủy viên là lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến NLTS&NM, BVTV, Kinh tế hợp tác, Trung tâm KNQG, Viện Khoa học Nông nghiệp VN; Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Giám đốc IDH Việt Nam, Unilever Việt Nam, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An và Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phat-trien-che-ben-vung-post134745.html
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.

Đó là thế mạnh sản xuất nông nghiệp khu vực tiếp giáp Thới Sơn, An Phú, An Cư, Văn Giáo (Tịnh Biên - An Giang)… do đồng bào Khmer và người Kinh trồng trên đất đồi dốc, xen vườn cây ăn trái và cây rừng. Khoai mì ở đây không chỉ lấp vụ chờ mưa, mà còn giúp nông dân cải thiện kinh tế gia đình và ứng phó trong điều kiện biến đổi thời tiết.

Là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, nhãn chín muộn là đặc sản của đất Hà thành, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Đặc biệt, từ khi vải, nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Hà Nội đang chuẩn bị các bước cần thiết để xuất khẩu nhãn chín muộn sang thị trường này.

Ông Lê Huy Cường - Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre) cho biết: Năm 2008, UBND huyện quy hoạch vùng trồng cây ăn trái chủ lực đến năm 2010 gồm chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và bưởi da xanh. 4 loại cây ăn trái chủ lực này được quy hoạch ở 2 vùng chính: phía Đông, từ xã Hưng Khánh Trung (nay là xã Hưng Khánh Trung B) đến xã Hòa Nghĩa, là vùng trồng sầu riêng và măng cụt; phía Tây, từ xã Long Thới đến xã Phú Phụng, là vùng trồng chôm chôm và bưởi da xanh. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng và thương hiệu trái cây của huyện.

Nhằm đa dạng hoá các loại củ quả có năng suất, chất lượng cao, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã tổ chức trồng thử nghiệm thành công 1 ha giống dưa lưới Kim Cô Nương trên vùng đất cát ven biển Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Kết quả bước đầu khẳng định đây là giống dưa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng về giống cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.