Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Chiều 17/11, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Ban Chỉ đạo Phát triển chè bền vững đã ra mắt với nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá, đổi mới cho ngành chè Việt Nam.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khẳng định, mặc dù giá trị XK không lớn, song cây chè là nguồn thu nhập ổn định cho rất lớn bà con nông dân, đặc biệt đồng bào khu vực miền núi.
Trong những qua, ngành chè có rất nhiều tiến bộ trong công đoạn giống, nhưng các khâu còn lại như quy hoạch, chế biến, thị trường, ATVSTP… còn khá nhiều bất cập nên đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của các bộ, ban, ngành, địa phương và các DN.
BCĐ Phát triển chè bền vững do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh làm Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban là ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt. Các ủy viên là lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Cục Chế biến NLTS&NM, BVTV, Kinh tế hợp tác, Trung tâm KNQG, Viện Khoa học Nông nghiệp VN; Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Giám đốc IDH Việt Nam, Unilever Việt Nam, Giám đốc Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An và Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ra-mat-ban-chi-dao-phat-trien-che-ben-vung-post134745.html
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, thương lái vào tận bè thu mua từ 40.000 - 42.000đ/kg, cao gấp đôi so với cá tra. Với mức giá cá hú thương phẩm hiện tại được xem là cao nhất trong 10 năm qua, do thị trường nội địa khan hiếm mặt hàng này. Ngoài tiêu thụ ở các chợ truyền thống các tỉnh ĐBSCL, thương lái còn đưa đi các tỉnh, thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước và Buôn Ma Thuật tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất đi.

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.