Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quýt Đường Ở Suối Giêng

Quýt Đường Ở Suối Giêng
Ngày đăng: 09/02/2015

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.

Những ngày giáp tết, về vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, chúng tôi nhận thấy cảnh tấp nập của bà con nhà vườn đang thu hoạch trái cây bán cho thương lái. Gặp và trò chuyện với chủ vườn Tô Văn Viễn (65 tuổi), mới thấy ý chí và quyết tâm của người đi làm kinh tế ở vùng đất mới nơi đây.

Cũng giống như bao người dân “vùng miệt vườn sông nước”, ông Viễn rời miền đất Kiên Giang về đây lập nghiệp từ năm 2009. Khi mới đến ông mua 1 ha đất để lập vườn. Đầu năm 2010, ông Viễn bàn tính cùng gia đình quyết định đầu tư mua 600 cây quýt đường để trồng trên diện tích đất gần 1 ha. Khi đưa vào trồng gia đình ông cũng không mấy tin tưởng vào hướng đi này.

Nhưng với kinh nghiệm trồng cây ăn trái, cộng với những gia đình đi trước đã có thu nhập cao từ giống cây trồng này, vì thế ông yên tâm đầu tư. Sau hai năm trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn quýt đường phát triển tốt. Bước sang năm thứ ba, vườn quýt đường cho bông đậu trái nhiều, nhưng vì cây còn nhỏ, để trái nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau, vì thế ông Viễn lặt bỏ trái chỉ để mỗi cây một ít trái.

Kết quả, khi thu hoạch mùa trái năm đầu tiên được hơn 2 tấn, bán giá 20.000 đồng/kg, ông thu hơn 40 triệu đồng. Nguồn thu này so với vốn đầu tư trồng, chăm sóc trong 3 năm chưa thấm vào đâu, nhưng bước đầu nhận thấy cây quýt đường thích hợp để phát triển ở vùng đất này.

Nhờ thời tiết khá ổn định, cộng với kinh nghiệm chăm sóc, bón phân, tưới nước, tỉa cành đúng kỹ thuật giúp cây phát triển mạnh. “Hiện vườn quýt đường 600 cây bước sang năm thứ 4, đang cho trái xum xuê. Những ngày qua thương lái mua với giá từ 23.000 - 25.000 đồng/kg. Theo ước tính đợt trái này thu hoạch đến tết âm lịch là xong, ước đạt khoảng 20 tấn. Với giá ổn định như hiện nay sẽ thu khoảng 460 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 250 triệu đồng” - ông Tô Văn Viễn cho biết.

Theo tính toán của ông Viễn cùng một số gia đình đang áp dụng trồng quýt đường ở vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức, trung bình 1 ha đất trồng khoảng 600 cây quýt đường, vốn đầu tư từ khi trồng đến khi cây cho trái (tức cây quýt đường trồng được 4 năm) gần 300 triệu đồng.

Hiện trên địa bàn thôn Suối Giêng nói riêng và xã Tân Đức nói chung đã phát triển trên 30 ha cây quýt đường. Đa số diện tích quýt đường đã bước sang năm thứ 4 trở lên và đã cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác như nhãn, xoài, ông Đào Văn Cầu – Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Đức cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm

Vụ mùa năm nay, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phấn đấu cấy 9.280ha lúa mùa và cấy xong trước ngày 5/7. Những ngày này, bà con đang bước vào chính vụ cấy, nhưng cũng là những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

07/07/2015
Vụ điều kết thúc sớm Vụ điều kết thúc sớm

Tuy giá cao nhưng năng suất kém do hạn hán kéo dài khiến cây điều mất mùa, vụ thu hoạch kết thúc sớm.

07/07/2015
10 hộ sản xuất 350 tấn rau an toàn/năm 10 hộ sản xuất 350 tấn rau an toàn/năm

Huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có mật độ dân số đông với khu, cụm công nghiệp phát triển, nhu cầu về rau an toàn là rất lớn.

07/07/2015
Bài học từ cây khoai môn Bài học từ cây khoai môn

Hơn 5 năm qua, cây khoai môn trên đất Hội An (Chợ Mới, An Giang), Vĩnh Hậu (An Phú) đã tạo ra ruộng vườn, nhà cửa cho nhiều gia đình nông dân. Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay, giá khoai chỉ bằng 1/4 những năm trước khiến người trồng thua lỗ nặng.

07/07/2015
Cánh đồng lớn lúa Nhật Cánh đồng lớn lúa Nhật

Vùng tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có diện tích đất lớn, nhiều nông dân, DN đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) chuyên trồng lúa Nhật, tạo mối liên kết trong SX và tiêu thụ nông sản.

07/07/2015