Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015

Chủ động nguồn hàng dự trữ trong mùa mưa bão 2015
Ngày đăng: 04/06/2015

Cùng với việc phối hợp với UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết yếu xây dựng kế hoạch dự trữ với số lượng cụ thể của từng mặt hàng, sẵn sàng cung ứng cho vùng bị thiên tai, lụt bão và khi có lệnh của cấp trên, Sở Công thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ của Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn khẩn trương rà soát hệ thống kho chứa hàng hoá, bến bãi, phương tiện vận tải, thiết bị... để kịp thời gia cố, phòng tránh nhằm giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, bão lũ xảy ra.

Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh, khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất có kế hoạch tập kết, dự trữ đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để cung ứng, phục vụ kịp thời nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn khi bão lũ xảy ra với giá cả bình ổn; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hoá do thiên tai bão lũ để tăng giá quá mức nhằm thu lời bất chính. Theo đó, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu cung ứng cho nhân dân khi có mưa bão xảy ra gồm: Mỳ ăn liền, nước uống đóng chai, lương khô...

Đối với phương án dự trữ hàng hoá khắc phục hậu quả sau bão lũ, nhóm lương thực, thực phẩm gồm: Gạo, muối, dầu ăn, xăng dầu phục vụ sản xuất, tấm lợp các loại và những nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Trong đó, các đơn vị kinh doanh hàng hóa lớn của tỉnh như Siêu thị BigC Nam Định, Micom Plaza, Doanh nghiệp tư nhân Nam Sơn, Cty Kinh doanh nước sạch Nam Định, Cty CP bia Hà Nội - Nam Định, Cty CP Lương thực Nam Định, Cty CP Mai Phương, Cty Dịch vụ quản lý, kinh doanh chợ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và kinh doanh vật liệu xây dựng dự trữ 100 nghìn thùng mỳ tôm; 5.500 tấn lượng thực, thực phẩm các loại; 1.400 thùng nước uống các loại; 10 tấn bánh mì, bánh ngọt, 602 tấn gạo; 900 nghìn lít dầu diezen, 50 nghìn lít dầu hỏa; 8.000 tấm tôn, 1,5 tấn đinh vít, 3,5 tấn dây thép và một số loại hàng hóa khác… với tổng trị giá khoảng 150 tỷ đồng. Việc dự trữ hàng hóa được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”, trong đó, 100% hàng hoá dự trữ do các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố đảm nhận.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp đầu mối đều đã chuẩn bị đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa dự trữ, bảo đảm thời gian dự trữ theo yêu cầu của tỉnh, đồng thời chủ động xây dựng phương án ứng cứu khi có sự cố lũ lụt, bão lớn xảy ra trên địa bàn và cam kết đảm nhận hỗ trợ một phần lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho những vùng xảy ra ngập úng nặng. Tại kho hàng của Siêu thị BigC đã dự trữ nhiều mặt hàng thiết yếu cho mùa bão lũ như gạo, sữa, bột mỳ, nước mắm, nước uống, dầu ăn, bánh ngọt, thực phẩm khô, đồ đông lạnh và hàng thực phẩm, tiêu dùng khác...

Hệ thống kho hàng cũng được đơn vị nâng cấp, đảm bảo an toàn để chứa hàng hóa vào mùa mưa bão. Siêu thị BigC cũng có kế hoạch tăng cường đội ngũ nhân viên bán hàng và phương tiện xe máy để sẵn sàng vận chuyển hàng hóa cung ứng cho nhân dân các vùng trong tỉnh.

Cùng với Siêu thị BigC, các doanh nghiệp, các địa phương cũng đã chủ động triển khai công tác dự trữ hàng hóa tại chỗ để chủ động nguồn hàng cung ứng trong mùa bão lụt. Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa dự trữ phục vụ phòng, chống lụt bão năm 2015, Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Ban quản lý chợ, Phòng Kinh tế, Công thương các huyện, thành phố tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm chống các hành vi lợi dụng bão lụt để đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý và thu lợi bất chính; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hoá do thiên tai, bão lũ để tự động tăng, ép giá bất hợp lý gây xáo trộn thị trường và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Với sự chủ động chuẩn bị hàng hóa vật tư, kho tàng, bến bãi và phương án vận chuyển, phân phối hàng dự trữ của các doanh nghiệp, các địa phương và kế hoạch bình ổn thị trường, chắc chắn khi có sự cố thiên tai xảy ra sẽ đảm bảo đầy đủ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Cây Mắc Ca Trồng Cây Mắc Ca

Người ta phong cho Mắc Ca là “Hoàng hậu của các loại quả khô”. Nhân Mắc Ca dùng để chế các loại thực phẩm cao cấp như nhân kẹo socola, nhân bánh, dầu ăn, dầu dưỡng da và dầu dược liệu. Vỏ của chúng chứa nhiều tananh và protein nên được dùng trong thuộc da và chế biến thức ăn chăn nuôi. Có nơi còn dùng chúng để làm than hoạt tính

27/07/2011
Nuôi Heo Rừng Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái Nuôi Heo Rừng Kết Hợp Du Lịch Sinh Thái

Không chỉ từ thoát nghèo đến làm giàu, họ còn góp tay vào bảo vệ môi trường sinh thái một cách bền vững. Điển hình như ông Nguyễn Văn Ký ở 332, ấp Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 không chỉ nổi tiếng với khu du lịch Vườn Cò mà ông còn được biết bởi đang sở hữu một trang trại nuôi heo rừng, có lợi nhuận khá cao

27/09/2011
Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu

Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Dăk Lăk, Gia Lai và Dăk Nông.

24/04/2012
Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt Lấy Thỏ Nuôi... Trâu, Gà, Vịt

Ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế, ông Phạm Quang Dũng (thôn Di Đông) được coi là một trong những người tiên phong trong chăn nuôi, đặc biệt là nuôi thỏ.

17/02/2012
Để Ngành Thủy Sản Bến Tre Vươn Xa Hơn Để Ngành Thủy Sản Bến Tre Vươn Xa Hơn

Tình hình nuôi tôm biển của Bến Tre hiện nay đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trên tôm đã bùng phát và thiệt hại không nhỏ, nhưng nhìn chung kinh tế thủy sản trong tỉnh không ngừng phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu.

14/05/2012