Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Quỳnh Phụ (Thái Bình) Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại
Ngày đăng: 26/01/2015

Những năm qua, Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn là một trong những huyện đi đầu về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, khuyến khích người dân mở rộng quy mô sản xuất chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm.
Thực tế cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã đưa sản xuất, chăn nuôi từ manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tạo ra các vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung, vật nuôi phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, giá trị cao, cung ứng sản phẩm chất lượng ra thị trường.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quỳnh Phụ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1.151 gia trại và 206 trang trại đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó có 7 trang trại tổng hợp quy mô từ 2ha trở lên, chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, tập trung nhiều nhất ở hai xã Quỳnh Hội và An Vinh. Một trang trại đầu tư bình quân từ 1 - 5 tỷ đồng, đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Trang trại của anh Nguyễn Viết Hoàn (thôn Ðức Chính, xã Quỳnh Thọ) được quy hoạch khoa học, nuôi hơn 100 con lợn siêu nạc kết hợp nuôi 7.000 con gà ri lai thương phẩm, ngoài ra anh còn đào hơn 7 sào ao thả nuôi các giống cá truyền thống, tận dụng mặt nước nuôi hơn 1.000 con vịt thịt. Cùng với chăn nuôi, anh Hoàn còn kinh doanh thêm cám gia súc để có thêm thu nhập.
Hiện tại, trang trại của anh có 3 lao động làm việc thường xuyên, thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của trang trại từ 1,8 - 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng.
Không chỉ gia đình anh Hoàn vươn lên làm giàu từ kinh tế trang trại, trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ còn nhiều hộ gia đình khác có đời sống sung túc, đủ đầy nhờ chăn nuôi theo mô hình này. Ðiển hình như trang trại của ông Vũ Ðức Xuân (xã Quỳnh Minh), ông Bùi Hữu Sỹ (xã An Vinh), ông Nguyễn Quốc Toản, ông Phạm Văn Tải (xã Quỳnh Hội), ông Ðặng Xuân Chính (xã Quỳnh Hoa)...
Ðể thúc đẩy kinh tế trang trại, gia trại ngày càng phát triển sâu rộng, Quỳnh Phụ đã tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thú y cơ sở, chỉ đạo mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại, gia trại được vay các nguồn vốn ưu đãi, tăng cường công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn chăn nuôi để động viên người dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát hoạt động giết mổ, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, giám sát tới tận người chăn nuôi để xử lý nhanh khi có dịch bệnh xảy ra.
Bên cạnh những thành công, sản xuất, chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại ở Quỳnh Phụ vẫn còn đó những hạn chế, khó khăn cần giải quyết, nhất là vấn đề về nguồn vốn cũng như bài toán đầu ra cho sản phẩm. Ðể giải quyết triệt để hạn chế, khắc phục khó khăn, huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.
Ðồng thời chú trọng đầu tư hỗ trợ đối với các loại hình kinh tế trang trại theo Quyết định số 50/2014/QÐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 và đẩy mạnh hoạt động của các trang trại theo hướng dẫn của Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản Tiếp Tục Chú Trọng Xây Dựng Thương Hiệu Hàng Hóa Cho Nông Sản

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

12/09/2014
Lại Đổ Vốn Vào Nuôi Heo Lại Đổ Vốn Vào Nuôi Heo

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

12/09/2014
Sẵn Sàng Vào Vụ Ép Mía Sẵn Sàng Vào Vụ Ép Mía

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

12/09/2014
Nông Sản Được Giá Nông Sản Được Giá

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.

12/09/2014
Dự Án Lúa Chất Lượng Cao Nỗi Lo Thiếu Vốn Dự Án Lúa Chất Lượng Cao Nỗi Lo Thiếu Vốn

Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!

12/09/2014