Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) hình thành tổ liên kết chăn nuôi hươu đem lại giá trị kinh tế cao và từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.
Để nghề nuôi hươu phát triển, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân, từ tháng 10/2013, được sự quan tâm của các cấp hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đứng ra thành lập tổ liên kết các hộ chăn nuôi hươu. Ban đầu, tổ có 30 thành viên với khoảng trên 100 con hươu.
Tham gia vào tổ liên kết, chị em được tập huấn các kiến thức về chăn nuôi hươu, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và giúp đỡ nhau về đồng vốn, kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ nuôi hươu. Tổ liên kết này duy trì sinh hoạt định kỳ 1 năm 3 kỳ, đồng thời tổ chức các buổi thảo luận đột xuất để bổ cứu kỹ thuật chăn nuôi.
Chị Hồ Thị Đào ở xóm 6 là một trong những người nuôi hươu lâu năm ở Quỳnh Nghĩa, khi vào tổ liên kết, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để cùng gia đình các chị em phát triển chăn nuôi. Chị Đào cho biết: “Hươu là loài động vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, chủ yếu ăn lộc, lá có sẵn ở địa phương, không phải chăn thả, ít dịch bệnh. Một năm có thể cắt lộc 2 lần vào tháng chạp và tháng 5 với trọng lượng mỗi con là từ 1,5 – 2kg lộc.
Lúc cao điểm, một cặp lộc có thể cho thu nhập 15 – 18 triệu đồng, thấp cũng từ 8 – 10 triệu đồng tùy trọng lượng. Còn hươu cái một năm sinh sản một lứa, giá trị từ 15 – 30 triệu đồng/con…”. Gia đình chị Đào đã gắn bó với nghề nuôi hươu hơn 30 năm. Hiện gia đình chị đang nuôi 10 con hươu. Tham gia vào tổ hợp tác, gia đình chị được vay thêm vốn phát triển chăn nuôi.
Hiện nay nhu cầu về hươu giống, nhung hươu và thịt hươu thương phẩm trên thị trường đang tăng nhanh, vì thế, tổ liên gia của khuyến khích chị em tiếp tục nhân đàn, tạo ra giá trị cao hơn từ nuôi hươu. Tuy nhiên, giá những sản phẩm từ hươu cũng không ổn định, có những thời điểm rất cao nhưng đôi lúc “xuống đáy”, vì vậy, tổ liên gia cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để có thể chủ động hơn trong chăn nuôi. Đó là hướng đi hiệu quả để nghề nuôi hươu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho bà con.
Trong vòng 2 năm nay, Hội Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa còn đứng ra tín chấp cho chị em vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách huyện với tổng số tiền trên 500 triệu đồng để phát triển chăn nuôi.
Đặc biệt, hội còn thành lập quĩ phát triển chăn nuôi bằng cách mỗi năm sau vụ thu hoạch nhung hoặc bán hươu con, các hội viên nạp vào quỹ 500.000 đồng. Với cách làm đó, hội phụ nữ xã đã xây dựng nguồn quĩ cho chị em vay không lãi suất để mở rộng chăn nuôi.
Chị Phạm Thị Loan – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Khi vào tổ liên gia, các chị em phấn khởi lắm, thông qua các cuộc sinh hoạt không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình mà còn tăng cường mối đoàn kết xóm làng…”.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chuyên gia, TPP sẽ tạo ra sức ép để Việt Nam đổi mới, cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt là chủ động nâng tầm để gặt hái thành quả.

Gần đây, ở tỉnh Hậu Giang phong trào chăn nuôi động vật hoang dã phát triển rầm rộ, trong đó có mô hình nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy. Nhưng thời điểm này, câu chuyện giá cả, đầu ra đang làm người nuôi điêu đứng.

Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

Ban chỉ đạo Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào này giai đoạn 2012-2015 với sự tham gia của hơn 150 đại biểu nông dân của tỉnh, nhằm biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào trong thời gian qua.