Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu

Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) Liên Kết Phát Triển Chăn Nuôi Hươu
Ngày đăng: 09/11/2014

Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) hình thành tổ liên kết chăn nuôi hươu đem lại giá trị kinh tế cao và từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Để nghề nuôi hươu phát triển, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân, từ tháng 10/2013, được sự quan tâm của các cấp hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đứng ra thành lập tổ liên kết các hộ chăn nuôi hươu. Ban đầu, tổ có 30 thành viên với khoảng trên 100 con hươu.

Tham gia vào tổ liên kết, chị em được tập huấn các kiến thức về chăn nuôi hươu, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và giúp đỡ nhau về đồng vốn, kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ nuôi hươu. Tổ liên kết này duy trì sinh hoạt định kỳ 1 năm 3 kỳ, đồng thời tổ chức các buổi thảo luận đột xuất để bổ cứu kỹ thuật chăn nuôi.

Chị Hồ Thị Đào ở xóm 6 là một trong những người nuôi hươu lâu năm ở Quỳnh Nghĩa, khi vào tổ liên kết, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để cùng gia đình các chị em phát triển chăn nuôi. Chị Đào cho biết: “Hươu là loài động vật dễ nuôi, dễ chăm sóc, chủ yếu ăn lộc, lá có sẵn ở địa phương, không phải chăn thả, ít dịch bệnh. Một năm có thể cắt lộc 2 lần vào tháng chạp và tháng 5 với trọng lượng mỗi con là từ 1,5 – 2kg lộc.

Lúc cao điểm, một cặp lộc có thể cho thu nhập 15 – 18 triệu đồng, thấp cũng từ 8 – 10 triệu đồng tùy trọng lượng. Còn hươu cái một năm sinh sản một lứa, giá trị từ 15 – 30 triệu đồng/con…”. Gia đình chị Đào đã gắn bó với nghề nuôi hươu hơn 30 năm. Hiện gia đình chị đang nuôi 10 con hươu. Tham gia vào tổ hợp tác, gia đình chị được vay thêm vốn phát triển chăn nuôi.

Hiện nay nhu cầu về hươu giống, nhung hươu và thịt hươu thương phẩm trên thị trường đang tăng nhanh, vì thế, tổ liên gia của khuyến khích chị em tiếp tục nhân đàn, tạo ra giá trị cao hơn từ nuôi hươu. Tuy nhiên, giá những sản phẩm từ hươu cũng không ổn định, có những thời điểm rất cao nhưng đôi lúc “xuống đáy”, vì vậy, tổ liên gia cần tăng cường kết nối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để có thể chủ động hơn trong chăn nuôi. Đó là hướng đi hiệu quả để nghề nuôi hươu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho bà con.

Trong vòng 2 năm nay, Hội Phụ nữ xã Quỳnh Nghĩa còn đứng ra tín chấp cho chị em vay vốn với lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách huyện với tổng số tiền trên 500 triệu đồng để phát triển chăn nuôi.

Đặc biệt, hội còn thành lập quĩ phát triển chăn nuôi bằng cách mỗi năm sau vụ thu hoạch nhung hoặc bán hươu con, các hội viên nạp vào quỹ 500.000 đồng. Với cách làm đó, hội phụ nữ xã đã xây dựng nguồn quĩ cho chị em vay không lãi suất để mở rộng chăn nuôi.

Chị Phạm Thị Loan – Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Khi vào tổ liên gia, các chị em phấn khởi lắm, thông qua các cuộc sinh hoạt không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình mà còn tăng cường mối đoàn kết xóm làng…”.


Có thể bạn quan tâm

Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái Chất Siêu Tăng Trưởng Vườn Sinh Thái

Được sự tư vấn và giúp đỡ về vật chất, kỹ thuật của Cty TNHH Thương mại Trung Việt, vụ đông 2007, Trạm Khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang xây dựng mô hình sử dụng chất tăng trưởng "Vườn Sinh Thái" trên các loại cây rau màu: Bắp cải, cà chua, dưa chuột, ớt, khoai tây, khoai lang rau, rau cải và chăn nuôi gà sinh sản, lợn thương phẩm ở các xã Xuân Cẩm, Mai Đình, Hoàng An, Hoàng Lương, Thanh Vân, đạt hiệu quả kinh tế cao

11/07/2012
Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định Bệnh Tôm Diễn Biến Phức Tạp Ở Bình Định

Đến đầu tháng 4.2012, các xã ven đầm Thị Nại thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định) như: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng đã thả tôm giống vào nuôi trên diện tích 967 ha/971 ha kế hoạch. Mới đầu vụ, diện tích hồ tôm mắc bệnh đã lan rộng lên gần 50 ha, trong đó có gần 12 ha bị nhiễm virus SEMBV (đốm trắng), phần còn lại cũng mắc các bệnh do môi trường.

08/04/2012
Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả Áp Dụng Hệ Thống Tưới Phun Mưa Cho Chè Và Cây Ăn Quả

Mô hình này có sự tham gia của 5-7 hộ/xã, cho diện tích tưới từ 1,2- 1,5 ha. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô.

12/07/2012
Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.

08/04/2012
Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá Chẩn Đoán, Điều Trị Bệnh Và Cách Sử Dụng Thuốc Cho Cá

Trước hết nên chọn những loại kháng sinh có khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột là chủ yếu, bà con cần chú ý các kháng sinh không hấp thu chỉ dùng kết hợp với những loại kháng có khả năng hấp thu mà không dùng đơn lẻ, xem xét tính tan của từng loại kháng sinh, thuốc trộn vào loại thức ăn nào (thức ăn dạng viên hay thức ăn tự chế)

12/07/2012