Mưa lớn kéo dài, dâu tây Đà Lạt tăng giá chóng mặt

Theo ghi nhận của phóng viên, giá dâu tây hiện được bán tại chợ Đà Lạt và các vựa dâu trên địa bàn thành phố dao động từ 100.000-140.000 đồng/kg tùy loại, đối với dâu tây trồng theo phương pháp thường. So với thời điểm vài tháng trước, giá dâu tây chỉ khoảng 35.000- 60.000 đồng/kg, như vậy giá đã cao hơn từ 2-3 lần .
Ngoài ra, đối với dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch giá cũng đang tăng đáng kể. Hiện tại, mỗi kg dâu tây sạch được các chủ vườn hoặc chủ trang trại bán với giá từ 220.000-300.000 đồng, có khi lên đến 320.000 đồng/kg tuỳ theo dâu loại một hoặc loại hai.
Mặc dù dâu tây trồng trong nhà kính được bán với giá rất cao nhưng loại trái này vẫn được nhiều người du khách ưa chuộng bởi mức độ an toàn cao, sạch, ngọt và thơm hơn loại dâu trồng ngoài trời theo phương pháp truyền thống.
Một số nhà vườn chuyên trồng dâu tây ở TP Đà Lạt cho biết, thời gian qua tại địa phương mưa kéo dài khiến trái dâu ở các vườn trồng ngoài trời bị hư hại nhiều, dẫn đến sản lượng dâu bị sụt giảm đáng kể.
Ngoài ra, các vườn dâu trong nhà kính cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều, trời ít nắng, ánh sáng không đủ và nhiệt độ thấp khiến cây dâu ít ra hoa, lượng trái cũng không nhiều. Mặt hàng này hiện đang khan hiếm, dù có giá rất cao nhưng vẫn không có hàng để bán.
Cũng theo chủ vựa dâu tây Thu Út, Phường 8, TP Đà Lạt cho biết: “Đợt này dâu tây đang cháy hàng, hàng về không nhiều nên bán đến trưa là hết. Khách mà muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới có, dâu loại nhỡ bây giờ cũng khoảng 100.000- 120.000 đồng/kg nhưng cũng không có nhiều hàng để bán”.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, hiện nay diện tích dâu tây Đà Lạt được mở rộng lên 115 ha, nhiều hơn hẳn so với những năm trước. Có thời điểm diện tích dâu tây Đà Lạt bị thu hẹp còn khoảng 70 ha do bị sâu bệnh tấn công.
Có thể bạn quan tâm

Theo các nhà vườn thực hiện phương pháp sản xuất trái cây tạo hình ở huyện Châu Thành, tuy giá khá cao, nhưng vẫn không đủ nguồn cung trong dịp tết năm nay. Nguyên nhân là do thời tiết bất lợi và sâu bệnh tấn công nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất của nhà vườn, dẫn đến tỷ lệ tạo hình bưởi Năm Roi đạt thấp.

Ngôi nhà của Thanh Ngọc và gia đình đang ở được đặt cái tên rất lãng mạn: “Eo biển xanh”, nơi để bạn bè, du khách tìm về nghỉ ngơi thưởng ngoạn món ngon của biển. Thanh Ngọc mang từ biển vào một rá rau mứt vừa được khai thác và tự làm “bác sĩ dinh dưỡng” khiến tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự am hiểu tường tận loại đặc sản này của bạn.

Chúng ta sẽ chào đón Lễ Quốc khánh mừng đất nước tròn 70 tuổi và Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đó lại là năm Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội toàn quốc lần thứ 12. Đây là một sự kiện quan trọng vì nó sẽ quyết định hướng đi lên của đất nước trong những năm tới.

Bậc cao niên ở Na Hang cũng không rõ những “cụ” chè Shan tuyết cổ thụ đã sống cùng rừng núi nơi đây từ bao giờ. Các thế hệ người Mông, người Dao lấy lá chè Shan làm đồ uống như một sản vật của sơn thần ban tặng. Cây chè Shan hợp phong thủy, thổ nhưỡng nơi lưng chừng trời, lại được người dân bản địa đón nhận nên phát triển tự nhiên.

Thời gian qua, ngành thủy sản TP Cần Thơ đã có bước chuyển căn bản, phát huy lợi thế, nâng cao thu nhập cho người nuôi. Chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang đầu tư, phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh ở "sân nhà" và phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.