Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3176/UBND-NNNT đôn đốc các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai công điện phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc Công điện số 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp quyết liệt dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đầu mối kiểm tra, đôn đốc, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho chính quyền các cấp bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tăng cường năng lực hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào TP; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn.
Bên cạnh đó, Hà Nội thông báo sẽ tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn; phát hiện sớm, bao vây, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Trong môi trường tự nhiên, ít khi xảy ra hiện tượng cá bị bệnh chết với một số lượng lớn, nếu các điều kiện môi trường không trở nên xấu đi. Trong môi trường tự nhiên, cá có một cuộc sống bình an, tự do di chuyển và ít khi bị chết

Khi vụ lúa hè thu chính vụ ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu hoạch rộ cũng bắt đầu "mùa" của nghề nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen "chìm nổi" với nghề.

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.