Hà Nội Có 5.000 Ha Rau An Toàn

Tính đến quý I/2014, Hà Nội đã tiếp tục rà soát, định vị được thêm 500 ha rau an toàn (RAT) để tập trung quản lý, chỉ đạo, nâng tổng diện tích RAT năm 2014 lên 5.000 ha.
Theo Chi cục BVTV Hà Nội, tính đến quý I/2014, Hà Nội đã tiếp tục rà soát, định vị được thêm 500 ha rau an toàn (RAT) để tập trung quản lý, chỉ đạo, nâng tổng diện tích RAT năm 2014 lên 5.000 ha.
Chi cục phối hợp với các địa phương quản lý, chỉ đạo các vùng RAT tập trung có diện tích lớn theo dự án được phê duyệt, cụ thể Văn Đức - Gia Lâm (250 ha); Duyên Hà - Thanh Trì (57 ha), Thanh Đa - Phúc Thọ (50 ha), Vân Côn - Hoài Đức (40 ha)… Các vùng này được tổ chức quản lý khép kín từ khâu SX đến tiêu thụ RAT gắn với xây dựng thương hiệu, sản phẩm RAT đang đưa ra tiêu thụ trên thị trường thuận lợi.
Thành phố đã hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng SX RAT theo VietGAP với tổng diện tích trên 150 ha. Duy trì quản lý 11 nhóm SX hữu cơ với diện tích khoảng 12 ha tại Thanh Xuân - Sóc Sơn, trong đó có 1 mô hình chuyển đổi một vùng rau quy mô 6 ha sang SX rau hữu cơ do Chi cục BVTV phối hợp với HTX Thanh Xuân thực hiện.
Nhằm kết nối SX và tiêu dùng, Chi cục BVTV Hà Nội đã phối hợp với Cty Vietxan xây dựng và vận hành "Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội" để thực hiện việc giới thiệu, quảng bá các cơ sở SX RAT trên sàn; hỗ trợ tiếp thị, kết nối các đơn vị tham gia sàn với khách hàng tiêu thụ RAT. Chi cục đang xây dựng website RAT Hà Nội, đồng thời số hóa bản đồ cơ sở SX, sơ chế, kinh doanh RAT và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận RAT Hà Nội.
Tại các vùng RAT, nông dân được đào tạo thông qua nhiều hình thức như huấn luyện IPM (kéo dài 1 vụ SX), lớp tập huấn ngắn hạn, lớp đào tạo SX RAT theo VietGAP…
Ở các vùng SX tập trung, nông dân được thử nghiệm và chuyển giao TBKT có hiệu quả vào SX RAT. Các địa phương cũng đã xây dựng 4 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng RAT tập trung có công suất lớn từ 2 - 5 tấn/ngày tại các xã Văn Đức - Gia Lâm; Yên Mỹ, Duyên Hà - Thanh Trì; Thanh Đa - Phúc Thọ…
Các dự án vùng RAT tập trung khác đã dược phê duyệt đều có hạng mục nhà sơ chế. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện có 36 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, DN đang hoạt động, công suất trung bình từ 200 - 1.000 kg/cơ sở/ngày.
Các cơ sở sơ chế RAT đều được quản lý chặt chẽ theo quy định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế rau…
Về phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT, theo rà soát, đến hết quý 1/2014, có hơn 80 cửa hàng bán RAT có đầy đủ điều kiện theo quy định, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửa hàng/ngày.
Có khoảng 180 điểm bán của các siêu thị có kinh doanh RAT.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chỉ đạo của ông Trần Ngọc Thương, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh đối với lực lượng kiểm lâm trực thuộc trước tình trạng người dân đổ xô đi khai thác trái mây rừng về bán cho thương lái.
áng 18.9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả và bàn biện pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện một số chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chủ trì hội nghị.
Hàng trăm hecta mì trồng trên vùng trũng ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành đang phải thu hoạch sớm để "chạy" úng ngập sau những trận mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 mấy ngày trước.

Sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, đến nay HTX Dịch vụ nông nghiệp nông thôn Tịnh Trà (HTX Tịnh Trà), huyện Sơn Tịnh đã đi đến thành công. Thông qua các dịch vụ nông nghiệp, các mô hình sản xuất lúa giống, lúa hữu cơ, trồng cây dược liệu…

Sau 5 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Quảng Ngãi đã đạt nhiều kết quả quan trọng.