Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.
UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3176/UBND-NNNT đôn đốc các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã nghiêm túc triển khai công điện phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc Công điện số 09 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố áp dụng các biện pháp quyết liệt dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đầu mối kiểm tra, đôn đốc, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở phối hợp với chính quyền các cấp, tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời tham mưu cho chính quyền các cấp bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Tăng cường năng lực hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành của thành phố để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào TP; chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn.
Bên cạnh đó, Hà Nội thông báo sẽ tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn; phát hiện sớm, bao vây, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) chi nhánh Đồng Tháp, đến 30/4, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 19.718 tỷ đồng, chiếm 52,9% tổng dư nợ, tăng 1.042 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Từ năm 2014 đến tháng 4/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn đầu tư các dự án là 734 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của doanh nghiệp (DN) để thực hiện dự án là 237 tỷ đồng.

Liên tục mấy ngày gần đây, người dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thu hoạch được nhiều rau câu chỉ.

Mục tiêu của chiến dịch giải cứu này là giúp đưa giá ổi lên 2.000 đồng một kg, cao gấp 3-4 lần giá thương lái đưa ra.

Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…