Quyết Chí Làm Giàu

Từ Lâm Đồng đến Cà Mau lập nghiệp, với đôi bàn tay trắng, hiện nay ông Phan Trung Tâm, cư ngụ tại ấp 3, thị trấn Trần Văn Thời sở hữu hơn 5 ha đất chuyên trồng hoa màu cho năng suất cao.
Khác với những nông dân địa phương, thay vì trồng lúa, ông Tâm chỉ chuyên trồng bắp và một số loại hoa màu khác. Nhiều năm liền, gia đình ông là nơi cung cấp một lượng bắp lớn trong vùng.
Dẫn chúng tôi đi thăm thành quả lao động của mình, ông Tâm hồ hởi chia sẻ: "Ngày đó mới về đây, cuộc sống khó khăn mà bản thân tôi thì vốn không quen với địa hình đất mặn, trồng cây nào là thất cây đó. Một phần do thiếu kinh nghiệm, một phần do chưa quen đất, nên những năm đầu trồng lúa, thu hoạch không bao nhiêu, từ đó, tôi quyết định trồng bắp, nhờ vậy có của ăn, của để".
Được biết, bình quân trên 2 ha đất trồng bắp, ước tính mang về thu nhập cho gia đình ông Tâm mỗi năm trên 200 triệu đồng. Bên cạnh huê lợi từ cây bắp, ông Tâm còn trồng dưa hấu, từ ruộng dưa 2 vụ trong năm, góp thêm nguồn thu nhập khoảng 60 triệu đồng.
Ông Tâm chia sẻ kinh nghiệm: “Trồng dưa hấu muốn thành công thì không thể thiếu màng phủ nông nghiệp được. Nó có tác dụng giữ dinh dưỡng cho đất, ngăn tình trạng thoát hơi nước, bên cạnh đó còn ngăn sâu bệnh và côn trùng gây hại.
Riêng đối với trái dưa hấu, muốn trái to, tròn và đẹp thì tưới nước thường xuyên. Đặc biệt, phải hạn chế thuốc tăng trưởng, vì khi sử dụng trái sẽ kém ngọt, khó bảo quản lâu ngày, những trái phát triển tự nhiên thường mỏng vỏ, ngọt thanh nên bà con thích hơn”.
Định hướng sản xuất của gia đình trong năm nay, ông Tâm sẽ kết hợp trồng dưa hấu xen canh 2 tháng thu hoạch một lần, không trồng cận Tết như trước nữa, thêm vào đó sẽ cải tạo lại đất trồng thêm các cây họ đậu.
Để chuẩn bị đầu tư cho mô hình mới, ông Tâm đã chủ động tìm hiểu một số mô hình trồng màu ở vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, tìm mua loại giống tốt nhất.
Hy vọng những thắng lợi trong sản xuất vụ bắp, vụ dưa hấu đã qua sẽ tiếp thêm động lực, niềm tin để ông Tâm thành công với đối tượng cây trồng mới, hứa hẹn đây sẽ là một trong những mô hình nhân rộng trong phong trào phát triển sản xuất ở huyện Trần Văn Thời.
Có thể bạn quan tâm

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg và một ưu thế nữa của cá sặc rằn đó chính là người nuôi cá không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá càng cao.