Hàm Tân (Bình Thuận) Thất Bát Những Vườn Điều Lâu Năm

Mùa thu hoạch điều năm nay, đi qua những vườn điều lâu năm ở các xã, thị trấn trong huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cảm thấy vắng vẻ vô cùng, bởi một mùa điều gần như mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Hòe ở thôn 3, xã Sơn Mỹ đi hơn cả tiếng đồng hồ trong vườn điều già rộng gần 1 ha mà chỉ hái được non 20 kg điều hạt. Ông buồn bã nói: “Tôi để dành vài ngày mới hái được chừng này đó.
Không ngờ điều năm nay thất thu quá. Gần bốn tháng trước, tôi đầu tư bón phân, thuốc khoảng năm triệu đồng; sau đó vườn điều lần lượt ra bông sớm, lại gặp phải vài đợt sương muối kèm gió lạnh, làm bông điều rụng hết; chẳng còn mấy bông kết trái.
Cuối vụ điều này chỉ thu hơn 200 kg, giá điều lại giảm; chỉ bù tiền phân thuốc”. Những vườn điều già khác nằm trong các khu dân cư của thôn 3 cũng trong cảnh tương tự; hàng loạt bông điều khô khốc, thưa vắng người hái trái.
Vườn điều ghép giống cao sản của các hộ nằm phía cuối xã cũng chẳng khá hơn. Ông Trần Văn Thanh, có 1 ha điều năm trước thu hơn 1 tấn hạt; năm nay năng suất giảm hơn một nửa, vụ này thu chưa tới 500kg. Ông nói, không chỉ sương muối làm bông điều ra sớm rụng, mà nắng nóng liên tục ba tháng nay, bông điều khô quắt, không mấy đậu trái…
Dọc theo quốc lộ 55 xuôi về xã Tân Xuân, Tân Hà, thị trấn Tân Nghĩa, không ít vườn điều già trong các khu dân cư càng tồi tệ hơn, gần như mất trắng. Vào bất cứ vườn nào, chúng tôi dễ dàng nhận thấy nhiều chùm bông điều chi chít vàng khô, chuyển dần sang đen đúa, vó cong lại trên cành; chỉ lác đác vài chùm đậu trái. Có cây bông rụng hết, ra lại rải rác lá non.
Nhà ông Đào Xuân Ánh, khu phố 8, thị trấn Tân Nghĩa, nằm trong vườn điều rộng 5 sào rậm rạp, gần hết vụ thu hoạch mà thu chỉ gần 50 kg điều hạt…
Toàn huyện Hàm Tân có hơn 2.000 ha điều, không ít diện tích nằm trong cảnh thất bát nặng nề. Điều mất mùa, giá cũng ảm đạm, giảm dần so mấy năm trước. Phần đông người dân Hàm Tân thất thu trong vụ điều này.
Nhiều bà con trồng điều trong huyện cho biết, giá điều thô đầu vụ cao nhất chỉ đạt 24.000 đồng/kg, rồi giảm dần xuống mức 21.000- 22.000 đồng/kg, cuối vụ chỉ còn dao động 18.500- 19.000 đồng/kg.
Theo thông tin các doanh nghiệp kinh doanh điều trong nước, giá điều giảm là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. Thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 80%) đã hạn chế tối đa nhập khẩu sản phẩm điều của Việt Nam từ hai năm trở lại đây; thị trường Mỹ và EU cũng đang chững lại...
Thời tiết thất thường, không thuận lợi đã làm một vụ điều ảm đạm, người trồng điều điêu đứng. Tuy nhiên, vấn đề cần đáng quan tâm, hiện vẫn còn nhiều vườn điều già cỗi, trồng dày trong các khu dân cư, năng suất điều giảm theo từng năm. Hội nông dân các xã, thị trấn phối hợp ngành chức năng tuyền truyền cho bà con chặt tỉa vườn điều rộng rãi, loại bỏ những cây quá già; tập huấn trồng giống điều mới cao sản, sẽ đem lại hiệu quả hơn trong những mùa vụ sau…
Có thể bạn quan tâm

Anh Bá Khánh, thôn Như Bình, xã Phước Thái (Ninh Phước - Ninh Thuận) là nông dân đầu tiên trong xã nuôi cừu vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế.

Nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch hơn 16.500ha lúa Hè thu, năng suất trung bình hơn 6,3 tấn/ha. Thời tiết nắng nhiều trong những ngày gần đây giúp việc thu hoạch lúa của bà con thuận lợi; đồng thời thương lái thu mua lúa hàng hóa xuất hiện nhiều và sẵn sàng đặt cọc trước đối với những ruộng đang trổ chín với giá cao hơn trước đó.

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.

Toàn huyện Lai Vung có khoảng 8ha diện tích trồng ớt. Vụ thu đông này ớt trúng mùa, năng suất đạt khoảng 15 tấn/ha; tuy nhiên cách nay 1 tháng, giá ớt đã giảm mạnh, ớt sừng trâu, trái to có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 10 ngàn đồng/kg.

Vào năm 2011, huyện Cai Lậy có hai loại trái cây được cấp chứng nhận VietGAP là nhãn tiêu da bò Nhị Quí và chôm chôm Tân Phong. Tham gia mô hình liên kết sản xuất hướng đến đầu ra nông sản sạch, đa số nhà vườn là tổ viên các tổ hợp tác đều mong muốn đây là hướng đi bền vững, tăng giá trị kinh tế cho loại cây trồng tiềm năng của địa phương.