Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.
Qua đó sẽ giúp ngành chức năng quản lý tốt số lượng gây nuôi động vật hoang dã ở địa phương, đồng thời tạo điều kiện để mô hình chăn nuôi ngày càng phát triển.
Việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay khá phát triển nhưng phần lớn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Do đó sản phẩm không có đầu ra, khiến các hộ chăn nuôi thường gặp khó khăn.
Còn nhiều hộ khi gây nuôi động vật hoang dã không thông báo cho cơ quan chức năng nên việc quản lý cũng còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên cũng có những hộ chăn nuôi với quy mô khá lớn, thực hiện đúng trình tự thủ tục gây nuôi động vật hoang dã, nên đạt được hiệu quả cao.
Như cơ sở gây nuôi ba ba giống và ba ba thịt của gia đình anh Trần Minh Lanh ở ấp Phương Hòa 1, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú. Với diện tích rộng hơn 3 ha, hiện tại anh Lanh đã có đàn ba ba các loại trên 100.000 con. Trong đó hơn 40.000 con là ba ba trưởng thành làm giống sinh sản và ba ba thịt.
Có được cơ ngơi này là cả quá trình hơn 10 năm gầy dựng; Anh Lanh cho biết năm 2001, gia đình anh nuôi thử 500 con ba ba nhưng gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức kỹ thuật; Kể cả vài năm sau đó việc nuôi ba ba của anh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ tính năng động ham học hỏi của tuổi trẻ, anh đã miệt mài tìm hiểu, nắm bắt kỹ thuật nuôi từ sách báo và các phương tiện thông tin.
Tuy nhiên điều quan trọng để thành công trong nghề này với anh là vừa làm vừa rút kinh nghiệm sau những vụ nuôi thất bại.
Với việc chăn nuôi quy mô lớn có đăng ký thủ tục với ngành chức năng, đã tạo điều kiện cho việc gây nuôi động vật hoang dã của hộ anh Trần Minh Lanh thuận lợi hơn từ khâu mua bán giống, đến việc xuất bán ba ba thịt; Theo anh Lanh việc đăng ký rõ ràng này mang đến nhiều lợi ích cho gia đình, đây cũng là yếu tố quan trọng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Gây nuôi động vật hoang dã là một trong những biện pháp bảo tồn nguồn gen, hạn chế đánh bắt từ tự nhiên đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên nếu không quản lý tốt sẽ xảy ra tình trạng bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã.
Việc đảm bảo an toàn sinh học ở các cơ sở nuôi nhốt nếu không được quan tâm đúng mức, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến con người, môi trường, bởi động vật hoang dã phần lớn rất nguy hiểm như Cá sấu, Trăn đất.
Theo ông Dương Tấn Vũ, Phòng pháp chế chi cục kiểm lâm Sóc Trăng có đánh giá “ Để quản lý có hiệu quả các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng phải hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt những quy định khi gây nuôi động vật hoang dã. Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp quản lý trên cơ sở các quy định của Nhà nước, nhằm quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở gây nuôi thực hiện tốt quy định pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Khoai tây đang trở thành loại cây rau màu chủ lực đem lại thu nhập cao và là hướng phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Để sản xuất khoai tây phát huy hiệu quả trên từng diện tích canh tác, việc sử dụng nguồn khoai giống có chất lượng, bảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng.

Để giúp người trồng bắp đạt năng suất và hiệu quả cao, vụ Đông Xuân 2013-2014, các xã Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa (Long An) đã triển khai thực hiện mô hình liên kết sản xuất, cung ứng và bao tiêu sản phẩm với Công ty Ecofarm với tổng diện tích 52ha; trong đó, xã Mỹ Hạnh Bắc có 32ha.

Nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn, từ tháng 3 năm 2013, TP.Sóc Trăng đã vận động 13 nông hộ trồng rau ở khóm 6, phường 4 tham gia mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích ban đầu là 2,1 ha, đây là dự án điểm do Liên đoàn đô thị Canada tài trợ.

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.

Vụ Đông xuân này, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ khoảng 8.800ha lúa, trong đó có 2.200ha lúa thơm Jasmine 85. Đây là lúa có giá trị kinh tế cao nhưng dễ nhiễm rầy nâu, vụ này rầy có lúc mật số tới 20.000 con/m2, nhưng ở những ruộng lúa thơm áp dụng công nghệ sinh thái “ruộng lúa bờ hoa” thì không bị sâu rầy mật số cao, lại trúng mùa.