Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm

Rạng sáng 27/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM cùng lực lượng chức năng huyện Hóc Môn ập vào kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn do anh Võ Văn Diệp (32 tuổi) làm chủ.
Tại đây, lực lượng liên ngành phát hiện hơn 300 con gà đã qua giết mổ cùng nhiều dụng cụ liên quan. Đặc biệt, công an phát hiện nhiều dụng cụ chứa hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong việc giết mổ.
Gà sau khi giết mổ, người làm trong cơ sở ông Diệp nhúng vào hóa chất mua ở chợ Kim Biên sẽ có lớp da màu vàng ươm.
Diệp khai nhận, cơ sở hoạt động không phép, mỗi ngày giết mổ hàng trăm gia cầm đưa ra thị thường.
Diệp cho biết mua hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim từ chợ Kim Biên, rồi pha với dầu hôi làm dung dịch có màu như hóa chất tạo màu trên đồ gỗ.
Da gà được nhúng vào hóa chất này sẽ chuyển từ trắng, nhợt nhạt thành màu vàng ươm, rất bắt mắt, dễ bán.
Lực lượng chức năng đã lấy mẫu hóa chất đi kiểm định để xác định mức độ nguy hiểm khi người tiêu dùng sử dụng thịt gà bị tẩm hóa chất từ cơ sở của Diệp.
Có thể bạn quan tâm

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.