Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Bắp Nếp An Toàn

Ngày 09 tháng 01 năm 2014, 30 nông dân vùng trồng bắp nếp tập trung của xã Vĩnh Phú Đông đến hộ ông Lâm Kinh Sử, ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long để tham quan mô hình trồng bắp nếp an toàn và thảo luận các vấn đề có liên quan đến sản xuất bắp nếp an toàn.
Tại điểm thí nghiệm, ông Nguyễn Phương Hùng báo cáo quy trình kỹ thuật trồng bắp nếp an toàn: kỹ thuật làm đất, phải xử lý thuốc cỏ trước khi trồng; gieo hạt giống bắp nếp Wax 50; khoảng cách trồng 70 cm x 25 cm với mật độ 5.700 cây/1.000 m2.
Bố trí thử nghiệm không lặp lại với 04 nghiệm thức (350 m2/nghiệm thức) phân đạm; trong đó có 01 đối chứng theo tập quán bón phân của nông dân. Quá trình sản xuất, hướng dẫn nông dân ghi chép cẩn thận tình hình xuất hiện sâu bệnh, phun thuốc trừ bệnh có gốc hữu cơ và trừ sâu đục thân bằng thuốc sinh học.
Kết quả thử nghiệm cho thấy sử dụng thuốc có nguồn gốc hữu cơ sinh học kết hợp thuốc hóa học có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh.
Dự kiến lãi trung bình của 1.000 m2 bắp nếp an toàn là 2 triệu 275 ngàn đồng. Hiệu quả kinh tế trồng bắp nếp lãi gấp 1,5 - 1,7 lần so với trồng lúa /vụ.
Tại Hội thảo, nhiều nông dân chưa hiểu nhiều về an toàn thực phẩm, hàm lượng đạm Nitrat, phân hữu cơ vi sinh, thời gian cách ly, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật... Vì vậy, kết quả phân tích các chỉ tiêu về mẫu đất, mẫu nước, mẫu trái về hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Nitrat trong từng nghiệm thức sau khi thu hoạch, chủ nhiệm đề tài sớm cung cấp cho chủ hộ và bà con trong vùng biết để trồng bắp nếp vừa cho năng suất cao vừa bảo đảm an toàn để nghề trồng bắp phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.

Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.