Quy trình gieo trồng, bảo quản đậu tương vụ Đông
Theo đó, ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa, bà con cần tiến hành gieo đậu tương cho kịp thời vụ, tốt nhất đến 30/9.
Trước khi gieo, bà con nên phơi giống trong thời tiết nắng nhẹ và thử lại sức nảy mầm của hạt giống, giống đạt tiêu chuẩn tốt phải nảy mầm đạt trên 85%.
Chuẩn bị rơm rạ, thân cây ngô để che phủ giữ ẩm. Trước khi gặt lúa mùa cần phải rút nước.
Chuẩn bị phân bón:Đạm: 3,2 kg/sào, Lân: 13kg/sào, Kali: 2,8 kg/sào, Phân chuồng hoai mục: 360 kg/sào, Phân vi sinh: 36 kg/sào. Sau khi làm đất và cày rãnh thoát nước, bà con tiến hành bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. T
ra hạt phải lấp kín hạt, nếu gieo vãi phải dùng bánh lồng để vùi hạt hoặc phủ gốc rạ, thân cây ngô lên chốc hạt. Bà con lưu ý tưới nước vào các thời kỳ 2 – 4 lá thật, trước ra hoa, hình thành quả và quả trưởng thành.
Nếu chủ động nước thì có thể tưới bất cứ giai đoạn nào khi cần sao cho đảm bảo đủ độ ẩm yêu cầu của cây đậu tương, tưới rãnh ngập 2/3 luống để ngấm đều sau đó tháo cạn.
Quá trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, bà con cần thử độ chín khi số quả già đạt 85% tổng số quả trên cây là có thể thu hoạch.
Cắt phần cây và quả đậu tương phơi nắng đến khi vỏ khô giòn, đập tách hạt ngay trong thời tiết nắng. Để làm đậu tương giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng). Sau khi phơi để nguội, cho vào bao, chum, vại đậy kín, để nơi khô mát.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, bà con nông dân ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) thường "giải quyết" rơm - một phế phẩm trong nông nghiệp bằng cách đốt bỏ. Thế nhưng hiện nay, rơm lại đắt hàng, có giá hơn vì có thể phục vụ trồng rẫy, làm thức ăn cho bò..

Trong vài năm gần đây, nhiều nông dân ở Khánh Hòa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng giống xoài R2E2 (còn gọi là xoài Úc), nhờ đó có thu nhập tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).