Quy trình gieo trồng, bảo quản đậu tương vụ Đông
Theo đó, ngay sau khi thu hoạch xong lúa mùa, bà con cần tiến hành gieo đậu tương cho kịp thời vụ, tốt nhất đến 30/9.
Trước khi gieo, bà con nên phơi giống trong thời tiết nắng nhẹ và thử lại sức nảy mầm của hạt giống, giống đạt tiêu chuẩn tốt phải nảy mầm đạt trên 85%.
Chuẩn bị rơm rạ, thân cây ngô để che phủ giữ ẩm. Trước khi gặt lúa mùa cần phải rút nước.
Chuẩn bị phân bón:Đạm: 3,2 kg/sào, Lân: 13kg/sào, Kali: 2,8 kg/sào, Phân chuồng hoai mục: 360 kg/sào, Phân vi sinh: 36 kg/sào. Sau khi làm đất và cày rãnh thoát nước, bà con tiến hành bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. T
ra hạt phải lấp kín hạt, nếu gieo vãi phải dùng bánh lồng để vùi hạt hoặc phủ gốc rạ, thân cây ngô lên chốc hạt. Bà con lưu ý tưới nước vào các thời kỳ 2 – 4 lá thật, trước ra hoa, hình thành quả và quả trưởng thành.
Nếu chủ động nước thì có thể tưới bất cứ giai đoạn nào khi cần sao cho đảm bảo đủ độ ẩm yêu cầu của cây đậu tương, tưới rãnh ngập 2/3 luống để ngấm đều sau đó tháo cạn.
Quá trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, bà con cần thử độ chín khi số quả già đạt 85% tổng số quả trên cây là có thể thu hoạch.
Cắt phần cây và quả đậu tương phơi nắng đến khi vỏ khô giòn, đập tách hạt ngay trong thời tiết nắng. Để làm đậu tương giống nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng). Sau khi phơi để nguội, cho vào bao, chum, vại đậy kín, để nơi khô mát.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, việc canh tác cây ngô tại một số vùng trên địa bàn huyện có dấu hiệu chững lại cả về diện tích và năng suất. Làm gì để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong thực hiện chiến lược phát triển cây ngô tại địa phương là nội dung cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn luôn quan tâm, trăn trở.

Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.

Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.

Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.