Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch và liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm

Đầu năm 2015, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải tổ chức họp người nuôi tôm nhằm quy hoạch lại vùng nuôi; đồng thời liên kết với Công ty Chế biến thủy sản Thiên Phú (gọi tắt là Công ty Thiên Phú) ký kết bao tiêu sản phẩm. Mô hình này được triển khai trên diện tích hơn 80ha.
Sau đó, Phòng NN&PTNT huyện cùng với Công ty Thiên Phú phối hợp mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi tôm. Các hộ nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm sạch phải sản xuất đồng bộ từ bước cải tạo ao đầm, xử lý nguồn nước, xuống giống đồng loạt, thu hoạch cùng thời điểm…
Công ty Thiên Phú đã lấy mẫu tôm giống đi xét nghiệm và hỗ trợ con giống sạch bệnh, chế phẩm vi sinh cho các hộ nằm trong vùng nuôi. Định kỳ hàng tháng cử chuyên viên kỹ thuật xuống theo dõi, khảo sát lấy mẫu tôm, nước đi xét nghiệm để chủ động xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
Sau hơn 5 tháng triển khai thực hiện, tôm trong vùng quy hoạch phát triển rất tốt, đạt kích cỡ từ 15 - 20 con/kg và bắt đầu cho thu hoạch. Công ty Thiên Phú thu mua tôm tại chỗ với giá cao hơn từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với mức giá của thị trường. Ông Dương Văn Dũng (xã Định Thành, huyện Đông Hải) chia sẻ: “Từ khi tham gia vào tổ nuôi tôm sạch, gia đình tôi rất yên tâm. Bởi, sản phẩm làm ra đã có chỗ tiêu thụ ổn định, không còn sợ thương lái ép giá như trước. Bên cạnh đó, nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên hầu như tôm nuôi không phát sinh dịch bệnh, tôm đạt đầu con và lớn rất nhanh, bán được giá cao”.
Tôm nuôi trong vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và được Công ty Thiên Phú xuất khẩu sang các nước châu Âu. Ông Cao Chí Nhã, Phó Giám đốc Công ty Thiên Phú, cho biết: “Loại tôm sạch được thị trường các nước châu Âu ưa chuộng. Để có đủ nguồn hàng cung ứng, bước vào vụ nuôi mới, công ty sẽ tiếp tục phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải mở rộng thêm 120ha tôm nuôi quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng chế phẩm vi sinh”.
Quy hoạch vùng nuôi, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nuôi tôm như cách huyện Đông Hải đang làm là một giải pháp phù hợp, mang tính bền vững. Ông Hồ Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, nhận định: “Quy hoạch vùng nuôi tôm sạch, liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm là rất cần thiết. Việc làm này giúp người nuôi tôm yên tâm sản xuất, mạnh dạn áp dụng các mô hình mới vào sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.

Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.