Quy Hoạch Và Thiết Lập Đồng Cỏ Trong Chăn Nuôi Trâu Bò

Trong chăn nuôi trâu bò gia trại và trang trại cần bố trí, quy hoạch đất để trồng cây thức ăn. Tùy theo quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi và các điều kiện cụ thể về đất đai mà quy hoạch khu trồng cỏ thâm canh để thu cắt hoặc khu trồng cỏ để chăn thả luân phiên hoặc cả hai.
Diện tích đất dành cho mỗi khu này tuỳ thuộc vào phương thức nuôi chăn thả là chính hay nuôi nhốt là chính. Những nơi có thể tận dụng bãi chăn thả tự nhiên (những bãi đất trống tự nhiên, bãi cỏ dưới tán cây lưu niên…) nên áp dụng phương thức chăn thả là chính vì tiết kiệm được nhiều chi phí về thức ăn và nhân công lao động.
1. Quy hoạch và thiết lập đồng cỏ thâm canh để thu cắt:
Đồng cỏ thâm canh là khu vực trồng các giống cỏ năng suất cao, đầu tư đủ phân bón, chủ động nước tưới và thu cắt cỏ vào giai đoạn thích hợp để cho ăn tươi tại chuồng hoặc dự trữ dưới hình thức ủ chua hoặc phơi khô.
Nên quy hoạch khu đất trồng cỏ thâm canh nơi bằng phẳng, gần chuồng nuôi để tận dụng nguồn phân bón, nước thải và giảm chi phí vận chuyển đồng thời thuận tiện việc chăm sóc, quản lý.
Trên cơ sở nhu cầu thức ăn thô xanh (nhu cầu cỏ) một ngày đêm của một con bò(tính trung bình bằng 10% khối lượng cơ thể) và năng suất của các loại cỏ người ta dễ dàng tính ra diện tích đất trồng cỏ thâm canh. Hiện nay, ở nước ta, năng suất chất xanh của các giống cỏ phổ biến khoảng 200-250 tấn/ha, đủ nuôi được 20 con bò (mỗi năm cắt 8-10 lứa, cách nhau 35-40 ngày và năng suất 20-25 tấn/ha/lứa cắt).
Trong trường hợp không chủ động được nước tưới vào mùa khô thì khoảng cách giữa các lứa cắt sẽ tăng lên và năng suất chất xanh mỗi lứa cắt cũng thấp hơn. Năng suất chất xanh cả năm chỉ khoảng 150 tấn/ha, đủ nuôi 12-15 con bò.
Các giống cỏ cho năng suất cao và nên đưa vào trồng thâm canh là cỏ voi, cỏ VA06, cây ngô, cây cao lương.
2. Thiết lập và quản lý đồng cỏ chăn thả:
Có hai cách thiết lập đồng cỏ chăn thả:
- Thiết lập mới từ chuyển đổi đất trồng cây lương thực, cây công nhiệp, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cỏ làm bãi chăn thả.
- Trên cơ sở bãi chăn thả tự nhiên đưa thêm vào một số giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt hơn kết hợp bón phân, chăm sóc và quản lý bãi chăn khoa học.
Việc lựa chọn các giống cỏ để thiết lập đồng cỏ chăn thả rất quan trọng và cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
- Giá trị dinh dưỡng của cỏ: khối lượng vật chất khô, hàm lượng protein,khoáng...
- Đặc điểm sinh trưởng của cỏ: nên chọn các giống cỏ năng suất cao, thời gian sinh trưởng kéo dài qua các tháng trong năm, có tính chịu hạn, chịu giẫm đạp,kháng sâu bệnh, chịu lạnh giá, khả năng trồng xen với các giống cỏ khác và khả năng duy trì đồng cỏ chăn thả trong nhiều năm.
Việc lựa chọn giống cỏ trồng làm bãi chăn thả còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu. Thực tế có rất ít giống cỏ thỏa mãn được tất cả các tiêu chí.
Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay, nên chọn các giống cỏ hòa thảo (cỏ Sả lá nhỏ, cỏ Ruzi) và các giống cỏ họ đậu (cỏ Stylo, Centro) trồng làm đồng cỏ chăn thả. Cỏ Sả lá nhỏ và cỏ Ruzi cho năng suất tương đối cao (khoảng 200-300 tấn/ha/năm). Các giống cỏ này có thân lá mềm, có bộ rễ ăn sâu, chịu giẫm đạp và có khả năng tái sinh tốt.
Quản lý đồng cỏ chăn thả rất quan trọng, đảm bảo có sản lượng ổn định và duy trì đồng cỏ được trong nhiều năm. Chất lượng đồng cỏ phụ thuộc vào giống cỏ, độ phì của đất, lượng mưa…Và cần căn cứ vào hiện trạng đồng cỏ để quyết định khoảng cách chăn thả, thời gian chăn thả và số đầu gia súc chăn thả trên một diện tích đồng cỏ.
Thông thường, diện tích mỗi ha đồng cỏ chia thành 4-5 lô, chăn thả 25-30 con bò trưởng thành. Mỗi lô chăn thả 6-7 ngày, quay vòng lần lượt từ lô đầu đến lô cuối. Như vậy, một vòng quay từ30 đến 35 ngày và đủ thời gian để cỏ có thể tái sinh.
Có thể bạn quan tâm

Mức hỗ trợ Trại sâm Tắc Ngo thuộc UBND huyện Nam Trà My bằng mức hỗ trợ cho nhân dân, số lượng cây giống hỗ trợ tùy tình hình thực tế từng năm và được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, để thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Công ty Nestle’ Việt Nam hỗ trợ 50% giá mua cà phê giống cho người dân tại các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai.

Khi giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động (vào thời điểm đầu niên vụ thu hoạch thường có mức giá thấp và tăng lên ở những tháng giữa năm) là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp và hộ tư nhân thu mua tạm trữ cà phê kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này nếu không nắm bắt thời điểm mua - bán và việc bảo quản cà phê thiếu hợp lý cũng dễ trở thành “dao hai lưỡi”…

Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.

Nông dân Đà Nẵng đang rầm rộ xuống đồng thu hoạch vụ hè thu trong tâm trạng phấn chấn khi công sức của họ được đền đáp xứng đáng. Trên các cánh đồng lúa vàng rực, đều tăm tắp, bông chắc, hạt mẩy, nông dân không phải tất bật chạy đua với mưa lũ như các năm trước. Đã chấm dứt cảnh phụ nữ giăng hàng cúi gập mình trên ruộng gặt lúa mà đã có máy gặt đập liên hợp đảm nhận, nông dân chỉ việc chất những bao lúa to lên ô-tô chở về.