Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phù Mỹ (Bình Định) phát triển phong trào trồng cỏ nuôi bò

Phù Mỹ (Bình Định) phát triển phong trào trồng cỏ nuôi bò
Ngày đăng: 12/08/2015

Gia đình anh Nguyễn Quang Phê, ở thôn Tường An, xã Mỹ Quang, sáng nào cũng cắt cỏ voi về cho 2 bò cái lai và 1 bò nghé ăn. Chị Tuyết, vợ anh Phê, bộc bạch: “Nhà tui có 3 sào ruộng làm lúa lấy gạo ăn và lấy rơm; còn 2 sào đất gò thì thâm canh cỏ voi để nuôi bò, cứ mỗi năm “kiếm” 2 con nghé, nuôi 6 - 7 tháng thì bán, thu gần 40 triệu đồng, lợi hơn làm những việc khác ở đất này”.

Chị Nguyễn Thị Bảy, cũng ở thôn Tường An, bị bò cái đẻ ham con húc bị thương phải nhập viện. Tưởng sau đó chị sợ không “bò nghé” gì hết, thế mà mới đây lại tích cóp mua tiếp một con bò cái nền, lấy hơn 500m2 đất vườn trồng các loại cây khác, chuyển sang trồng cỏ voi. “4 nhân khẩu nhà em nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng, vài sào bắp, nếu không trồng cỏ voi nuôi bò thì làm sao đủ sống. Em mới bán con nghé 6 tháng nuôi, được 17 triệu đồng; 2 con bò mẹ đều đang chửa, mừng lắm” - chị Bảy xởi lởi.

Ông Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa, cho biết: “Toàn xã có 2.000/2.431 hộ nuôi bò lai, trong đó có hơn 70% số hộ trồng cỏ voi. Trên chân đất ven triền đồi, núi, đất biền chéo, đất thổ cư, cả những chân ruộng lúa năng suất bấp bênh, đất cây trồng cạn cho thu nhập thấp... đều được bà con trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò lai”.

Ông Hà Văn Ba, ở thôn Gia Vấn (xã Mỹ Hòa) dành hẳn mấy sào đất ở trang trại để trồng cỏ voi nuôi đàn bò cái nền 5 - 6 con và đàn bò thịt. “Tui nuôi nhốt là chính, ngoài thức ăn tinh còn cho bò ăn mỗi ngày 2 cữ cỏ voi; bò mau lớn, mắn đẻ, mỗi năm mỗi con bò mẹ đẻ cho một con nghé lai, nuôi tròn trèm nửa năm đã xuất bán 15 - 20 triệu đồng, không có nuôi con gì hơn con bò đâu, mà phải là cỏ voi cho nó ăn thì mới... ngon được” - giọng ông Ba chắc nịch.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phong, ông Tô Đình Quy cho biết: “Cả xã có 2.100 hộ, đã có 1.900 hộ nuôi bò, trong đó có không dưới 1.800 hộ trồng cỏ nuôi bò lai”. Tận dụng đất vườn khá rộng, ông Nguyễn Ngọc Đức (ở thôn Văn Trường Đông - xã Mỹ Phong) xây chuồng, làm rông nuôi bò lai, thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Ông tâm sự: Cỏ voi là thức ăn tươi, nhiều bổ dưỡng cho bò lai, nên tui đã chuyển 7 sào ruộng lúa năng suất bấp bênh sang trồng cỏ voi. Tui tính sẽ thuê thêm đất để trồng cỏ voi cho bò đủ ăn cả năm”.

Ở xã miền núi Mỹ Châu, để nuôi 8 - 9 bò cái lai, nông dân Huỳnh Hiệp Nam bỏ đậu, bắp, chuyển 3 sào đất vườn sang trồng cỏ voi, đào giếng, lắp hệ thống bơm tự động, lấy nước tưới cỏ, bón thêm phân bò, nên cỏ voi mướt xanh, lớn nhanh, cho thu hoạch quanh năm. Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Châu, ông Phạm Bính cho biết: “Toàn xã có 1.574 hộ thì đã có hơn 80% số hộ trồng cỏ nuôi bò. Bà con còn tận dụng các khe mương, bờ suối, ven đồi, ven núi để trồng cỏ. Cỏ voi dễ trồng, nếu chăm sóc tốt, cứ giáp một tháng có thể cắt cho bò ăn”.

“Tổng đàn bò của huyện Phù Mỹ hiện có gần 50.000 con, bò lai chiếm hơn 82% tổng đàn. Tuy con số thống kê chưa chính xác, nhưng toàn huyện có trên 40 ha cỏ được trồng để nuôi bò lai” - ông Phạm Công Hảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Mỹ, cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Xen, Nuôi Xen - Giải Pháp Ổn Định Và Phát Triển Vườn Dừa Ở Bến Tre Trồng Xen, Nuôi Xen - Giải Pháp Ổn Định Và Phát Triển Vườn Dừa Ở Bến Tre

Những năm gần đây, tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều mô hình trồng xen, nuôi xen hiệu quả trong vườn dừa, với việc lựa chọn cây trồng xen, vật nuôi xen thích hợp với đặc điểm tự nhiên của từng vùng trong tỉnh.

11/10/2012
Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

30/07/2013
Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

18/10/2012
Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

30/07/2013
Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

21/06/2013