Quy Hoạch Thủy Lợi Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Sáng 7/8, tại Kiên Giang, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị Chuyên đề Quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.
Tuy nhiên, nhiều năm nay hệ thống thủy lợi vùng nuôi chưa được quy hoạch, chủ yếu dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa. Vì thế, dẫn đến nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh…
Từ cuối năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã lập dự án quy hoạch hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo linh hoạt cấp, thoát nước chống ngập úng cho 800.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo ông, việc quy hoạch hệ thống thủy lợi sẽ phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng ĐBSCL.
Đến nay, đã có 8 tỉnh/thành phố ven biển vùng ĐBSCL đề xuất tổng số 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư trên 9.288 tỷ đồng. Cụ thể, Long An đề xuất 7 dự án, Tiền Giang 1 dự án, Bến Tre 14 dự án, Trà Vinh 10 dự án, Sóc Trăng 5 dự án, Bạc Liêu 5 dự án, Cà Mau 17 dự án và Kiên Giang 2 dự án.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin tại buổi họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 4 và kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 5, do Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa tổ chức tại TP HCM.

Thông tin mới trong quá trình nghiên cứu cá ngựa của nhóm các nhà khoa học phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải dương học tại Nha Trang. Cá ngựa đang được tiếp tục nghiên cứu thay đổi màu sắc và lấy thế hệ cá F1 cho ra dòng cá F2. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc khai thác cá ngoài tự nhiên.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 850 ha tôm nuôi bị thiệt hại; trong đó tôm nuôi quảng canh truyền thống 420 ha, quảng canh cải tiến 335 ha và tôm công nghiệp trên 120 ha.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ. Mô hình nuôi 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười do 19 hộ dân thực hiện.

Trong thời gian qua, nuôi hà treo dây đã trở thành một trong những thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh).