Quy Hoạch Phát Triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030

UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2015 đưa giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 53,6% tỷ trọng ngành nông nghiệp; đàn trâu, bò gần 200 nghìn con; đàn lợn 1,25 triệu con; gia cầm 17 nghìn con.
Giai đoạn 2016-2020 tập trung vào các chỉ tiêu như: Có 744 trang trại, tăng 265 trang trại so với giai đoạn trước; đàn trâu, bò 180 nghìn con; lợn 1,4 triệu con, gia cầm 18 nghìn con.
Đến năm 2030 giá trị sản xuất chăn nuôi ổn định, chiếm 55% tỷ trọng ngành nông nghiệp; nâng tỷ lệ chăn nuôi trang trại tập trung quy mô vừa và lớn chiếm hơn 70%, cơ bản không còn chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu như: Nâng cao chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi; bố trí quỹ đất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xử lý môi trường; nguồn vốn đầu tư…
Có thể bạn quan tâm

Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, Hiệp định TPP mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu của TP HCM.

Hà Nội đã mở một lối đi riêng biệt khi tiên phong thành lập hẳn một Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp để lo chuyện đầu ra cho bà con nông dân. Ngoảnh đi, ngoảnh lại đã hai năm…

Những hội thảo về giống M1-NĐ “nổ” ra liên tiếp ở các tỉnh miền Bắc kéo dài đến tận dải đất miền Trung... M1-NĐ ghi điểm vụ mùa 2015: Cơn sốt lên xứ Đoài

Tỉnh Bến Tre đang thực hiện Đề án “Tái cơ cấu chăn nuôi gia súc” theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chỉ mới vụ thu hoạch đầu tiên nhưng bắp chuyển gen đã và đang mang lại niềm vui cho hàng ngàn hộ dân tại các tỉnh ĐBSCL.