Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi

Ban Hành Một Số Chính Sách Hỗ Trợ Hộ Chăn Nuôi
Ngày đăng: 08/09/2014

Ngày 4/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường giai đoạn 2015 – 2020.

Theo đó, mức hỗ trợ cụ thể đối với hộ chăn nuôi được quy định như sau:

Về phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò, hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống cho lợn nái.

Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm. Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho trâu, bò cái sinh sản. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 4 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.

Về mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị, hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ như sau: Mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/1 con đối với lợn đực giống từ 6 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 3 con lợn đực giống.

Mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/1 con đối với bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc không quá 25 triệu đồng/1 con đối với trâu đực giống từ 24 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua một con trâu hoặc một con bò đực giống.

Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50 ngàn đồng/1 con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

Về xử lý chất thải chăn nuôi, hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi; mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/1 công trình/1 hộ. Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi; mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/1 hộ.

Tại Quyết định, Thủ tướng cũng phê duyệt một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc. Theo đó, về đào tạo, tập huấn, hỗ trợ một lần đến 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; mức hỗ trợ không quá 6 triệu đồng/1 người.

Để được hỗ trợ, người đi đào tạo, tập huấn phải bảo đảm điều kiện: đã hoàn thành chương trình Trung học cơ sở đối với khu vực miền núi hoặc Trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng; dưới 40 tuổi; có nhu cầu, làm đơn và được UBND cấp xã xác nhận.

Về việc mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc, hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc; mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/1 bình/1 người.

Trong đó, người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc phải qua đào tạo, tập huấn có chứng chỉ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký được UBND cấp xã chấp thuận; mua loại bình phù hợp quy định của địa phương và có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian không ít hơn 5 năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2020.


Có thể bạn quan tâm

Trồng xen mắc ca như thế nào? Trồng xen mắc ca như thế nào?

Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng sẽ dành trên 22.000ha đất để trồng mắc ca. Trong đó, chỉ khoảng 2.000ha được trồng chuyên canh với mật độ dày; 20.000ha còn lại được khuyến cáo trồng xen với các loại cây công nghiệp (cà phê, chè...) và các diện tích vườn tạp. Vì diện tích trồng xen chiếm đa số, nên việc trồng xen mắc ca trong cây công nghiệp với mật độ như thế nào, là vấn đề cần được xem xét cẩn trọng.

02/07/2015
Giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí Giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí

Bí xanh là loại cây rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được nông dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất từ nhiều năm nay. Với mong muốn nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây bí, mới đây, Trại Nghiên cứu thực nghiệm sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao đã nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp trồng bí leo giàn chữ U ngược hoàn toàn mới cho hiệu quả cao, đây được xem là giải pháp nâng cao thu nhập cho người trồng bí trong tương lai.

02/07/2015
Làm giàu với đồng ruộng Làm giàu với đồng ruộng

25 năm canh tác trên đồng ruộng, sự thạo nghề cộng với việc biết xây dựng kế hoạch cụ thể, nông dân Trần Đức Vĩnh (xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từng bước làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Hàng năm, anh thu về trên 1 tỷ đồng từ gần 300 công đất của mình.

02/07/2015
Sâu bệnh gây hại nhẹ trên lúa mới cấy Sâu bệnh gây hại nhẹ trên lúa mới cấy

Tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, sâu bệnh gây hại chủ yếu tập trung trên diện tích lúa của các tỉnh phía Nam.

02/07/2015
Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca

Trước nguy cơ người dân đổ xô trồng cây mắc ca tự phát theo phong trào mà chưa có các thông tin đầy đủ về loại cây còn khá mới mẻ này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản khuyến cáo việc phát triển cây mắc ca trên địa bàn.

02/07/2015