Quy hoạch nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Theo quy hoạch này, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 là gần 760.000 ha; trong đó nuôi tôm nước ngọt 125.000 ha (chiếm 16%), còn lại là nuôi tôm mặn lợ. Đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ đạt mức 764.000 ha; trong đó, diện tích nuôi nước ngọt có xu hướng tăng nhẹ (lên 17,3%) và diện tích nuôi tôm mặn lợ vẫn giữ ở mức ổn định. Riêng tỉnh Cà Mau, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 271.000 ha. Trên cơ sở quy hoạch này, Tổng cục Thủy lợi sẽ xác định danh mục công trình ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn để phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản.
Đối với vùng Bán đảo Cà Mau, ưu tiên xây cống đầu kênh và cống dưới đê dọc sông Hậu nhằm kiểm soát mặn theo mức độ xâm nhập. Hoàn chỉnh dự án phân ranh mặn – ngọt và hệ thống đê biển Đông, biển Tây. Khu vực Nam Cà Mau do hoạt động nuôi trồng của nông dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên, nên chỉ ưu tiên nạo vét hệ thống kênh rạch, nhằm gia tăng khả năng tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ổ dịch cúm gia cầm A H5N1 mới nhất được ghi nhận tại hộ chăn nuôi thuộc xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến 649 con gia cầm mắc bệnh, bị chết
Sau 7 năm triển khai thực hiện, câu chuyện về dự án xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực vẫn còn ngổn ngang, dang dỡ.
Hiện nay tình hình thời tiết trên toàn tỉnh Khánh Hòa thường xuyên có mưa rào và dông nhiều nơi, Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ mùa.

Điều Bình Phước sẽ trở thành chỉ dẫn địa lý. Đó là thông tin vui với người trồng điều và doanh nghiệp chế biến điều cũng như các cấp quản lý ở Bình Phước.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chỉ để 700 ha là đất vườn của các hộ dân để trồng sắn, làm thức ăn cho chăn nuôi.