Quy Hoạch Diện Tích Nhãn Đủ Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Mỹ

Các tỉnh ĐBSCL quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP.
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6/10 Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm 2 loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Đây là hướng đi mới cho nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, trước hết các tỉnh ĐBSCL cần tập trung dập được bệnh chổi rồng trên cây nhãn để tăng năng suất và sản lượng đủ xuất khẩu. Tiếp đó phải quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP để đảm bảo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu.
Theo ông Hoàng Trung - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, trên cơ sở diện tích nhãn đã có sẳn ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương này khẩn trương quy hoạch lại vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Với kinh nghiệm từ các loại cây chôm chôm, thanh long, Cục tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, đảm bảo chất lượng nhãn xuất ra đáp ứng nhu cầu khắc khe nhất của Mỹ để xuất khẩu”, ông Trung cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu thấm đòn trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm nhà xe tăng phí vận chuyển.

Cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng mạnh, phong trào nuôi tôm công nghiệp ồ ạt phát triển, dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất chung của huyện Cái Nước (Cà Mau).

Mặc dù ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo không nên nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ngoài quy hoạch, nhưng không ít nông dân vẫn bất chấp lời cảnh báo này. Hệ lụy là người nuôi tiếp tục bị đẩy vào cảnh khốn khó khi giá TTCT tuột xuống chỉ còn hơn 100.000 đồng/kg và nạn TTCT chết còn cao hơn con tôm sú.

Từ đầu năm đến nay, người nuôi ba ba trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) luôn lo lắng do ba ba rớt giá trên thị trường.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).