Quy Hoạch Diện Tích Nhãn Đủ Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Sang Mỹ

Các tỉnh ĐBSCL quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP.
Theo quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ, từ ngày 6/10 Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm 2 loại trái cây sang Mỹ là nhãn và vải. Đây là hướng đi mới cho nhà vườn trồng nhãn ở ĐBSCL.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, trước hết các tỉnh ĐBSCL cần tập trung dập được bệnh chổi rồng trên cây nhãn để tăng năng suất và sản lượng đủ xuất khẩu. Tiếp đó phải quy hoạch lại vùng trọng điểm tập trung sản xuất nhãn theo hướng an toàn áp dụng GobalGAP, VietGAP để đảm bảo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu.
Theo ông Hoàng Trung - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, trên cơ sở diện tích nhãn đã có sẳn ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với các địa phương này khẩn trương quy hoạch lại vùng trồng nhãn theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
“Với kinh nghiệm từ các loại cây chôm chôm, thanh long, Cục tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, đảm bảo chất lượng nhãn xuất ra đáp ứng nhu cầu khắc khe nhất của Mỹ để xuất khẩu”, ông Trung cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

Chế biến hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Hải Long (TP.Vũng Tàu)

Năm 2011 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái tại xã Quân Bình và Cẩm Giàng. Qua đánh giá cho thấy mô hình bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.

Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công

ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.