Quế Sơn Nhiều Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp Cho Thu Nhập 150 - 200 Triệu Đồng/năm

Sáng qua 21.8, UBND huyện Quế Sơn tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi lần thứ IV năm 2012 - 2014.
Giai đoạn 2012 - 2014, cùng với sự tự vươn lên của hội viên, Hội Nông dân huyện Quế Sơn đã phối hợp tổ chức 172 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 15.280 lượt hội viên; phối hợp mở 24 lớp dạy nghề nông nghiệp, thú y, sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Nhờ đó, nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất kinh doanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập mỗi năm từ 150 - 200 triệu đồng.
Tiêu biểu như mô hình trồng tiêu kết hợp với chăn nuôi của ông Lê Chi (xã Quế Phong). Mô hình nuôi chim trĩ của ông Ngô Văn Khải (Quế Thuận); sản xuất nấm rơm kết hợp trồng trọt, chăn nuôi của ông Bùi Đình Quang Lâm (Quế Hiệp); trang trại ươm cây giống kết hợp làm dịch vụ vận tải của ông Nguyễn Ngọc Vui (Quế An); trang trại chăn nuôi heo siêu nạc của các hộ Lê Văn Đông, Nguyễn Duy Phương, Trần Ngọc Biên, Võ Thị Xuân, Trần Thanh Vân (xã Phú Thọ)…
Sau 2 năm phát động phong trào thi đua, toàn huyện có 10.833 hộ đăng ký và qua bình xét có 5.994 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Dịp này, UBND huyện Quế Sơn tuyên dương khen thưởng 14 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu.
Có thể bạn quan tâm

Anh Ba Hùng (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trồng 4,5 công (1.000m2/công) đậu bắp, trong đó có 2,5 công trồng xen ớt. Nhờ cần cù chăm chỉ, biết áp dụng kỹ thuật canh tác mới, lại thêm đậu bắp và ớt được giá nên vụ rẫy này hứa hẹn cho thu lãi khá.

Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…
Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.

Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.

Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.