Hội thảo phát triển nông nghiệp bền vững theo công nghệ Nhật Bản

Tại Hội thảo, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp sinh học Nhật Bản giới thiệu những thông tin, kinh nghiệm thực tiễn của Nhật Bản để sản xuất nông sản chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Cùng đó, chuyên gia Nhật Bản cũng đã giới thiệu máy phân tích đất (phân tích thành phần dinh dưỡng của đất trực tiếp tại đồng ruộng và cho kết quả trong khoảng 10 phút), để làm cơ sở bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt đã trình bày tham luận về “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cấu trúc ngành trồng trọt”, sản xuất quy mô lớn dựa trên lợi thế vùng miền, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng và thân thiện với môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực…
Các đại biểu cũng có buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ tại tỉnh BR - VT, nghe giới thiệu về công nghệ sản xuất Đạm Phú Mỹ và chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại của nhà máy.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hồng Giang (Lục Ngạn) được lựa chọn làm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu, gồm các thôn: Hiệp Tân, Kép 2A, Kép 1, Kép 3 và HTX Hồng Giang. Mỗi nhóm gồm 4 - 5 cán bộ kết hợp với Cục Bảo vệ thực vật thẩm định lại các vườn trồng về điều kiện cấp mã số vùng trồng. Đón chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra; tập huấn kỹ thuật, cách ghi sổ nhật ký theo dõi quy trình VietGAP, các quy định của thị trường xuất khẩu.

Hướng đến công nghệ chế biến nhằm tăng thêm giá trị cho xoài, tránh được rủi ro khi thị trường xuất khẩu có vấn đề, đồng thời triển khai đồng bộ thị trường nội địa và xuất khẩu là phương thức hay mà An Giang cần nghĩ đến” – kỹ sư Phan Nhật Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Bánh kẹo Mê Kông (TP. Cần Thơ), chia sẻ.

Tiêu biểu trong phong trào này là hộ bà Phan Thị No và bà Phan Thị Phơ. Hai bà không chỉ trồng các loại rau màu theo thời vụ mà còn trồng dưa hấu trên bờ bao vuông tôm. Mô hình này đã mang lại hiệu quả, giúp gia đình đón những mùa xuân sung túc.

Thực hiện Nghị quyết số 52 của HĐND tỉnh, tháng 4/2014, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai mô hình nuôi cá giống mới cho 50 hộ dân trên địa bàn, với tổng diện tích 40ha. Mô hình nuôi cá giống mới hỗ trợ 1,2 triệu con cá rô phi đơn tính giống Đường nghiệp và 40 nghìn cá chép lai ba máu cho các hộ nuôi.

Giống như mọi ngày, hôm nay, khi mặt trời vừa ló dạng, ông Bảy Khắc (Thái Văn Khắc, ấp Rạch Bần B, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thong thả tập kết thức ăn lên xuồng, bơi trên đầm cho tôm ăn. Vừa cho tôm ăn, ông đưa mắt nhìn những cánh quạt đang quay đều mà lòng đầy phấn khởi, hy vọng vụ tôm này sẽ thắng lợi như năm trước.