Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi

Do vỏ quế rớt giá, nhiều hộ nông dân ở các xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đăkglei (Kon Tum) đang có ý định chặt bỏ hàng chục ha quế được trồng cách đây hơn 24 năm để... làm củi hoặc thay thế bằng vườn cây bời lời.
Theo người dân trồng quế, mấy ngày qua tư thương đến hỏi mua chỉ với giá 5.000 đ/kg vỏ quế nhưng họ không bán vì không đủ bù chi phí khai thác và vận chuyển. Những năm trước, giá vỏ quế đạt từ 18 đến 20.000 đ/kg, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) quế còn có giá từ 20 đến 25.000 đ/kg.
Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.
Theo ông A Ban B, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, các năm 1989 và 1990, hai xã Mường Hoong và Ngọc Linh (huyện Đăkglei) đã đầu tư trồng gần 100 ha cây quế. Đến nay, những vườn quế này có đường kính thân cây từ 15 đến 30cm; do giá vỏ quế quá thấp, bán không đủ cho chi phí khai thác, vận chuyển nên người dân chán nản.
Được biết, những năm trước quế là cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhưng đến hôm nay, nhìn những vườn quế úa vàng do sâu đục thân phá hoại, quả là lãng phí...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng

Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…