Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi

Do vỏ quế rớt giá, nhiều hộ nông dân ở các xã Mường Hoong và Ngọc Linh, huyện Đăkglei (Kon Tum) đang có ý định chặt bỏ hàng chục ha quế được trồng cách đây hơn 24 năm để... làm củi hoặc thay thế bằng vườn cây bời lời.
Theo người dân trồng quế, mấy ngày qua tư thương đến hỏi mua chỉ với giá 5.000 đ/kg vỏ quế nhưng họ không bán vì không đủ bù chi phí khai thác và vận chuyển. Những năm trước, giá vỏ quế đạt từ 18 đến 20.000 đ/kg, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) quế còn có giá từ 20 đến 25.000 đ/kg.
Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.
Theo ông A Ban B, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, các năm 1989 và 1990, hai xã Mường Hoong và Ngọc Linh (huyện Đăkglei) đã đầu tư trồng gần 100 ha cây quế. Đến nay, những vườn quế này có đường kính thân cây từ 15 đến 30cm; do giá vỏ quế quá thấp, bán không đủ cho chi phí khai thác, vận chuyển nên người dân chán nản.
Được biết, những năm trước quế là cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhưng đến hôm nay, nhìn những vườn quế úa vàng do sâu đục thân phá hoại, quả là lãng phí...
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm dễ tiêu thụ, giá bán cao, ổi trái vụ đang được người dân ở xã Di Trạch, huyện Hoài Đức áp dụng trồng rộng rãi trong những năm gần đây

Không tốn nhiều công chăm sóc lại được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên mô hình trồng xen cây đinh lăng đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở Tây Ninh

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, đầu năm 2016 hai thanh niên Phùng Văn Hùng khởi nghiệp với mô hình nuôi gà ri trên diện tích gần 2.000 m2.

Dù sở hữu gần 200 ha rừng trồng nhưng chàng thanh niên trẻ Trần Văn Điện, 34 tuổi vẫn chưa dừng lại với thành quả mình đang có

Sau hơn 2 năm triển khai, mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình GAHP nông hộ (thực hành chăn nuôi tốt) đã lan tỏa với sự tham gia của hàng chục hộ dân.