Quảng Trị Tích Cực Giải Quyết Đầu Ra Cho Nguồn Lợi Thủy Sản

Tìm kiếm thị trường mới cũng như đầu tư chế biến tại chỗ đang được nhiều địa phương tại Quảng Trị tích cực thực hiện.
6 tháng đầu năm 2014, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản của Quảng Trị ước đạt 9.000 tấn, khai thác biển đạt trên 8.000 tấn, trong đó sản phẩm thủy sản khai thác chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm và ruốc.
Tuy nhiên giá cả những ngày gần đây có phần chững lại do thương lái nước ngoài tạm dừng thu mua khiến không ít ngư dân lo lắng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, thời gian gần đây, mặc dù giá thủy sản có thấp, đầu ra gặp nhiều khó khăn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của bà con ngư dân. Nếu như trước đây 1kg cá cơm có giá 20.000 đồng thì hiện nay dao động ở mức 10.000-15.000 đồng/kg.
Sự ổn định về giá này có được chính là nhờ sự ra đời của hàng loạt lò hấp sấy cũng như đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến nước mắm. Ngoài việc đáp ứng thị trường nội địa, Quảng Trị cũng đã và đang tìm kiếm thị trường mới như xuất khẩu qua Lào, Thái Lan và một số nước tiên tiến.
Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 2.500 tàu thuyền với tổng công suất 65.761 mã lực trong đó có 175 tàu đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt thủy sản trung bình mỗi năm đạt trên 18.000 tấn thì việc tìm kiếm thị trường mới cũng như đầu tư chế biến tại chỗ là một trong những hướng đi đúng nhằm hạn chế sự phụ thuộc, đồng thời từng bước hình thành khả năng đánh bắt và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.