Quảng Trị Thí Điểm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã triển khai thí điểm mô hình nuôi cá rô đầu vuông, kết quả bước đầu cho thấy đây là đối tượng nuôi mới cho giá trị kinh tế cao và có thể nhân rộng ra trên địa bàn.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Trường, ở xã Cam Thủy và ông Nguyễn Đức Chiến, ở thị trấn Cam Lộ với diện tích ao nuôi là 2.000m2, số lượng cá giống là 30.000 con.
Quá trình triển khai, các hộ nuôi được hỗ trợ cá giống, 30% thức ăn, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi, quy trình phòng bệnh… Sau 3 tháng mô hình đã cho thu hoạch với trọng lượng từ 7-8 con/kg. Qua mô hình cho thấy, nuôi cá rô đầu vuông mang lại giá trị kinh tế cao hơn các giống cá khác, trung bình mỗi ao nuôi 1.000m2 cho lãi 15 triệu đồng; thời gian thu hoạch trong vòng 3-4 tháng nuôi nên chi phí thức ăn ít hơn, đầu ra dễ dàng, hiện nay giá bán trên thị trường từ 55.000-60.000 đồng/kg.
Với những ưu điểm này, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cam Lộ tiếp tục tuyên truyền để nhân rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.