Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Những ngày này, tại xã Quảng Tâm (Tuy Đức - Đắk Nông), người dân đang tiến hành thu hoạch khoai lang cao sản, một trong những cây lương thực chính ở địa phương. Năm nay bà con rất phấn khởi vì khoai lang vừa được mùa, lại trúng giá.
Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.
Năm nay, gia đình tôi thu về gần 8 tấn củ và giá bán khoai loại đẹp xấp xỉ 6 triệu đồng/tấn, còn bán xô giá 3 triệu đồng/tấn. So với những năm trước thì năm nay, khoai vừa đạt năng suất cao lại bán được giá, gia đình thu về gần 50 triệu đồng, trừ chi phí cùng thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.
Còn gia đình chị Lý Thị Phượng thì vụ này cũng trồng 1 ha khoai lang cao sản. Chị Phượng cho biết: “Do diện tích đất của gia đình nằm trên đồi cao, khó trồng các loại cây hoa màu khác nên năm nào, tôi cũng trồng một vụ khoai lang cao sản.
So với nhiều cây nông nghiệp ngắn ngày khác thì trồng khoai lang cao sản cho thu nhập cao hơn, mấy năm nay giá khoai được các thương lái mua với giá phù hợp nên có lãi. Mặc dù gia đình mới bắt đầu thu hoạch nhưng so với mọi năm thì năm nay củ to, đẹp, ít bị sâu, năng suất ước đạt khoảng 14 - 15 tấn/ha. Giá khoai như hiện nay thì gia đình tôi sẽ có thêm thu nhập đáng kể”.
Tương tự, chị Nông Thị Thi cũng cho biết: “Gia đình tôi có 6 sào đất ở vị trí thuận lợi nguồn nước nên có thể trồng khoai lang cao sản được 2 vụ/năm. Vụ mùa này, tôi thấy giá cả cũng ổn định, thời tiết thuận lợi, lượng mưa vừa phải nên cây khoai phát triển tốt, đạt năng suất cao và củ đẹp. Gia đình tôi vụ này cũng thu được hơn 7 tấn củ. Mấy năm nay trồng khoai có lợi nhuận khá nên sau vụ mùa này, gia đình tôi sẽ lại làm đất và trồng tiếp giống khoai lang cao sản trên diện tích này”.
Ông Kiều Quý Diện, Chủ tịch UBND dân xã Quảng Tâm cho biết: “Trong vụ mùa này, toàn xã có 106 ha khoai lang, trong đó gần 90% diện tích được nông dân trồng khoai lang cao sản. Nông dân chọn trồng khoai lang cao sản vì chủ động được cây giống, năng suất cao, dễ trồng lại không đòi hỏi nhiều vốn, nhất là phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Thời gian trồng khoai lang cao sản kéo dài tới 6 tháng nên đa số nông dân trồng trong mùa mưa, chủ yếu tận dụng những vùng đất đồi vì khó trồng các loại cây khác. Bên cạnh đó, mấy năm nay, giá cả khoai lang cao sản ổn định nên người dân đều có lãi cao”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...

Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.