Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản

Quảng Tâm (Đắk Nông) Được Mùa Khoai Lang Cao Sản
Ngày đăng: 09/11/2014

Những ngày này, tại xã Quảng Tâm (Tuy Đức - Đắk Nông), người dân đang tiến hành thu hoạch khoai lang cao sản, một trong những cây lương thực chính ở địa phương. Năm nay bà con rất phấn khởi vì khoai lang vừa được mùa, lại trúng giá.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.

Năm nay, gia đình tôi thu về gần 8 tấn củ và giá bán khoai loại đẹp xấp xỉ 6 triệu đồng/tấn, còn bán xô giá 3 triệu đồng/tấn. So với những năm trước thì năm nay, khoai vừa đạt năng suất cao lại bán được giá, gia đình thu về gần 50 triệu đồng, trừ chi phí cùng thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

Còn gia đình chị Lý Thị Phượng thì vụ này cũng trồng 1 ha khoai lang cao sản. Chị Phượng cho biết: “Do diện tích đất của gia đình nằm trên đồi cao, khó trồng các loại cây hoa màu khác nên năm nào, tôi cũng trồng một vụ khoai lang cao sản.

So với nhiều cây nông nghiệp ngắn ngày khác thì trồng khoai lang cao sản cho thu nhập cao hơn, mấy năm nay giá khoai được các thương lái mua với giá phù hợp nên có lãi. Mặc dù gia đình mới bắt đầu thu hoạch nhưng so với mọi năm thì năm nay củ to, đẹp, ít bị sâu, năng suất ước đạt khoảng 14 - 15 tấn/ha. Giá khoai như hiện nay thì gia đình tôi sẽ có thêm thu nhập đáng kể”.

Tương tự, chị Nông Thị Thi cũng cho biết: “Gia đình tôi có 6 sào đất ở vị trí thuận lợi nguồn nước nên có thể trồng khoai lang cao sản được 2 vụ/năm. Vụ mùa này, tôi thấy giá cả cũng ổn định, thời tiết thuận lợi, lượng mưa vừa phải nên cây khoai phát triển tốt, đạt năng suất cao và củ đẹp. Gia đình tôi vụ này cũng thu được hơn 7 tấn củ. Mấy năm nay trồng khoai có lợi nhuận khá nên sau vụ mùa này, gia đình tôi sẽ lại làm đất và trồng tiếp giống khoai lang cao sản trên diện tích này”.

Ông Kiều Quý Diện, Chủ tịch UBND dân xã Quảng Tâm cho biết: “Trong vụ mùa này, toàn xã có 106 ha khoai lang, trong đó gần 90% diện tích được nông dân trồng khoai lang cao sản. Nông dân chọn trồng khoai lang cao sản vì chủ động được cây giống, năng suất cao, dễ trồng lại không đòi hỏi nhiều vốn, nhất là phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Thời gian trồng khoai lang cao sản kéo dài tới 6 tháng nên đa số nông dân trồng trong mùa mưa, chủ yếu tận dụng những vùng đất đồi vì khó trồng các loại cây khác. Bên cạnh đó, mấy năm nay, giá cả khoai lang cao sản ổn định nên người dân đều có lãi cao”.


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh Xin Trung Ương Hỗ Trợ 725 Tấn Giống Cây, 50 Ngàn Lít Hóa Chất Hà Tĩnh Xin Trung Ương Hỗ Trợ 725 Tấn Giống Cây, 50 Ngàn Lít Hóa Chất

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.

22/10/2013
Nông Dân Ngại Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp Nông Dân Ngại Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đến hết năm 2013 là 7.500ha và đến năm 2015 là 12.000 ha. Nhưng đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp tỉnh này mới được hơn 5.400 ha, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

23/10/2013
Khó Xây Dựng Ngành Công Nghiệp Nuôi Bò Thịt Khó Xây Dựng Ngành Công Nghiệp Nuôi Bò Thịt

Trong 5 năm trở lại đây, đàn bò của Việt Nam giảm khoảng 1,5 triệu con, nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ. Đã có một số doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi bò thịt nhưng chỉ dừng lại ở quy mô khoảng 200 con.

23/10/2013
Huyện Đông Hải (Bạc Liêu): Giải Ngân Hơn 47 Tỷ Đồng Từ Dự Án Nuôi Tôm CN-BCN Huyện Đông Hải (Bạc Liêu): Giải Ngân Hơn 47 Tỷ Đồng Từ Dự Án Nuôi Tôm CN-BCN

Đến nay, dự án nuôi tôm CN-BCN với quy mô 500ha ở xã Long Điền Tây đã hoàn thành 4/10 gói thầu và giải ngân hơn 25 tỷ đồng.

24/10/2013
Cần Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Tái Đàn Sau Lũ Cần Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Tái Đàn Sau Lũ

Nguồn vốn, nguồn thức ăn thô thiếu trầm trọng, cộng với môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát... khiến cho công tác tái đàn chăn nuôi của người dân vùng lũ Thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) gặp nhiều khó khăn. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể...

24/10/2013