Quảng Ninh chủ động phòng chống hiện tượng bệnh lùn cây ngô

Hiện nay ngô đang giai đoạn sinh trưởng 7 lá đến xoắn nõn. Qua kết quả kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây ngô của Chi cục Bảo vệ thực vật cho thấy hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” đang xuất hiện rải rác tại một số địa phương như: Hải Hà, Tiên Yên với tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến dưới 2,5% số cây, cục bộ có chỗ 5 - 10% số cây; xảy ra trên các giống NK 4300, NK 6654.
Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh đã lấy mẫu và gửi đi giám định, hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ. Hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” đã xuất hiện ở các tỉnh phía bắc từ vụ đông 2013 với các triệu chứng biểu hiện ban đầu như: Cây lùn thấp, các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.
Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 5 - 7 lá. Những cây bị nặng không phát triển được và chết dần, cây bị nhẹ vẫn phát triển nhưng rất chậm, thân lóng sít, đến giai đoạn xoắn nõn - trổ cờ lá ngọn không bung được, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp.
Để hạn chế tác hại của hiện tượng bệnh “lùn cây ngô” gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng ngô để kịp thời phát hiện hiện tượng “lùn cây ngô”.
Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng bệnh “lùn cây ngô”, vận động, hướng dẫn nhân dân tiến hành nhổ bỏ, tiêu huỷ những cây bị bệnh, tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt tăng sức đề kháng. Đối với các ruộng ngô bị hại nặng không có khả năng thu hoạch, cần tiêu huỷ toàn bộ và tiến hành trồng lại nếu còn kịp thời vụ, hạn chế gieo trồng những giống ngô đã xác định bị bệnh hại nặng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài các khâu làm đất, vận chuyển đã được cơ giới hóa 100%, các khâu tưới nước, làm khô, xay xát và bảo quản… cũng có mức độ cơ giới hóa tăng mạnh so với những năm trước. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp chỉ mới tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi.

Về nuôi tôm, diện tích thả nuôi cả nước trong tháng 2 ước đạt 142.688 ha (tôm sú 138.872 ha, tôm thẻ chân trắng 3.816 ha), sản lượng thu hoạch 7.771 tấn (tôm sú 3.642 tấn, tôm thẻ chân trắng 4.128 tấn). Diện tích nuôi cá tra (tính cả diện tích chuyển từ năm 2014 sang) đạt 1.818 ha, sản lượng 108.047 tấn, tuy nhiên, giá cá tra đã sụt giảm trong tháng, trung bình 76 đồng/kg.

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.

Những ngày qua, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân và các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao, đầm, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi thả thủy sản mới.

Hiện ông nuôi 15 vèo, mỗi vèo thả 3.000 ếch giống. Ếch giống mua ở huyện Cái Bè, 600 - 1.300 đồng/con (tùy thời điểm). Vèo có diện tích 12m2 làm từ lưới Thái, phần đáy được phủ tấm nhựa để trữ nước. Bên ngoài vèo, ông thả nuôi kết hợp 4.000 cá tra và 1.000 cá trê.