Quảng Ngãi Nuôi Lươn Không Bùn Cho Thu Nhập Cao

Mô hình nuôi lươn không bùn dễ làm, không tốn không gian xây hồ, có thể nuôi ở mọi nơi có nguồn nước sạch, độ pH khoảng 6,5 - 7, ít tốn công chăm sóc, giá thành thấp nhưng thu nhập cao.
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Anh Lượng cho biết: Để lươn khỏe và nhanh lớn anh đã cho lươn ăn ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ sáng và 4 giờ chiều, thức ăn là cá con, nhái, trùn… xay nhỏ trộn lẫn với thức ăn công nghiệp. Lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng thân. Sau khi cho ăn 1 - 2 giờ thay nước để môi trường khỏi bị ô nhiễm. Định kỳ 15 ngày sổ giun cho lươn một lần.
Bà Lương Thị Hồng Hương - Cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết: “Nuôi lươn không bùn cần chú trọng việc sổ sán (giun) và giữ môi trường trong sạch. Mô hình có thể thể tận dụng công lao động nhàn rỗi tại nhà, giá thành thấp nhưng thu nhập cao, mô hình cần nhân rộng để giúp bà con tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Biên Hòa vừa ban hành văn bản yêu cầu ngừng hoạt động nuôi chim yến và thu hút chim yến làm tổ trên địa bàn toàn thành phố.

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm. Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm

Xuất phát từ một vài hộ dân nuôi nai đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2011 Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ra thành lập câu lạc bộ nuôi nai nhằm tạo việc làm thêm, cải thiện kinh tế cho các hộ nông dân của xã. Đến nay, mô hình này đã bắt đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Hết lòng với ND, đó là phương châm làm việc của anh Dương Quang Tiến - Chủ tịch Hội ND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Gần 20 năm làm thủ lĩnh nông dân, anh Tiến được hội viên, ND tin tưởng.