Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Nam đã có 475/1.780 ha diện tích đã thả nuôi, trong đó có 60ha diện tích thả tôm nuôi trước lịch.
Mặc dù từ đầu năm các huyện, thành phố thuộc vùng nuôi tôm nước lợ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy tỉnh tổ chức tập huấn triển khai lịch thời vụ và hướng dẫn nông dân nuôi tôm theo hướng an toàn và hạn chế dịch bệnh, thế nhưng năm nào cũng có không ít hộ dân "xé rào" thả tôm trước lịch.
Trước tình hình trên, để quản lý và ngăn ngừa bệnh lây lan cho tôm nuôi chính vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng kinh tế thành phố Tam Kỳ tiến hành dập bệnh đồng thời tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Cụ thể: Tổ chức Chương trình lấy mẫu nước, mẫu tôm tại các vùng nuôi tôm để kiểm tra một số chỉ tiêu thủy ly, thủy hóa, mầm bệnh. Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vùng nuôi đặc biệt các vùng nuôi có dấu hiệu bất thường như tôm bỏ ăn, chết rải rác, dạt bờ, kéo đàn, ....
Nhanh chóng lấy mẫu gởi về Chi cục nuôi trồng thủy sản để kiểm tra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp quản lý ao nuôi và các biện pháp phòng chống bệnh cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.