Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Nam đã có 475/1.780 ha diện tích đã thả nuôi, trong đó có 60ha diện tích thả tôm nuôi trước lịch.
Mặc dù từ đầu năm các huyện, thành phố thuộc vùng nuôi tôm nước lợ đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam và Chi cục nuôi trồng thủy tỉnh tổ chức tập huấn triển khai lịch thời vụ và hướng dẫn nông dân nuôi tôm theo hướng an toàn và hạn chế dịch bệnh, thế nhưng năm nào cũng có không ít hộ dân "xé rào" thả tôm trước lịch.
Trước tình hình trên, để quản lý và ngăn ngừa bệnh lây lan cho tôm nuôi chính vụ, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam phối hợp với Phòng kinh tế thành phố Tam Kỳ tiến hành dập bệnh đồng thời tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Cụ thể: Tổ chức Chương trình lấy mẫu nước, mẫu tôm tại các vùng nuôi tôm để kiểm tra một số chỉ tiêu thủy ly, thủy hóa, mầm bệnh. Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vùng nuôi đặc biệt các vùng nuôi có dấu hiệu bất thường như tôm bỏ ăn, chết rải rác, dạt bờ, kéo đàn, ....
Nhanh chóng lấy mẫu gởi về Chi cục nuôi trồng thủy sản để kiểm tra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn người dân các biện pháp quản lý ao nuôi và các biện pháp phòng chống bệnh cho tôm nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, cây mãng cầu xiêm đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, được xem là cây “xóa khó giảm nghèo” của nhiều người dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang), nhất là ở 3 xã: Tân Phú, Tân Thạnh và Tân Thới.

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.