Quảng Nam sẽ có thêm 13 tàu đánh bắt xa bờ ;

Theo đó, có 13 ngư dân sẽ được vay vốn ưu đãi để đóng mới tàu cá, trong đó có 6 tàu vỏ thép, 7 tàu vỏ gỗ. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn hướng dẫn chủ tàu liên hệ với các cơ sở đóng tàu, đơn vị tư vấn thiết kế đủ điều kiện để đặt hàng đóng mới theo đúng quy định. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn chủ tàu làm thủ tục vay vốn, đồng thời định kỳ báo cáo tiến độ cho vay về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam và Sở NN&PTNT để 2 cơ quan này chủ động tham mưu UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Như vậy, đến thời điểm này Quảng Nam đã có 78/92 chủ tàu cá được phê duyệt cho vay vốn theo Nghị định 67.
Có thể bạn quan tâm

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).

Trái với niềm vui trúng giá của năm trước, hiện nhiều nhà vườn trồng gừng tại ĐBSCL bước vào vụ thu hoạch gừng với giá bán giảm hơn 50% so với năm trước.